Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 25 - File word có lời giải.doc
1 ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 25 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. * Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1: Vật dụng bằng sắt thường được mạ bên ngoài bằng một lớp kim loại để vật dụng được bền hơn khi sử dụng và tăng tính thẩm mĩ. Nếu vật dụng bị xước đến lớp sắt bên trong thì vật dụng mạ kim loại nào bị gỉ chậm nhất trong không khí ẩm? A. Vật dụng sắt được mạ đồng. B. Vật dụng sắt được mạ thiếc. B. Vật dụng sắt được mạ kẽm. D. Vật dụng sắt được mạ crom (chromium). Câu 2: Sodium chloride là hợp chất có sẵn trong tự nhiên và có nhiều ứng dụng quan trong trong cuộc sống như làm gia vị thức ăn và trong công nghiệp như sản xuất sodium hydoxyde, chlorine,. Công thức của sodium chloride là A. NaCl. B. KCl. C. NaClO. D. NaOH. Câu 3: Cao su thiên nhiên được khai thác từ mủ cây cao su. Cao su thiên nhiên có thành phần chính là polymer của isoprene (cấu trúc như hình bên). Cao su thiên nhiên không dẫn điện, không thấm nước và khí, có tính đàn hồi tốt nhưng tính đàn hồi chỉ tồn tại trong một khoảng nhiệt độ hẹp. Phát biểu nào sau đây sai? A. Cao su thiên nhiên tan tốt được trong nước và trong xăng, dầu. B. Lưu hóa cao su sẽ làm tăng tính cơ lí của cao su thiên nhiên. C. Phân tử polymer của cao thu thiên có cấu hình cis. D. Phân hủy cao su thiên nhiên bởi nhiệt thu được isoprene. Câu 4: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Al. B. Na. C. Fe. D. Mg. Câu 5: Cấu hình electron của nguyên tử calcium (Z = 20) ở trạng thái cơ bản là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 2 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 8 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 4s 2 4p 4 . Câu 6: Độ cứng của nước là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ cứng của nước, trong các yếu tố sau: (1) Nhiệt độ Trái Đất tăng; (2) Sự gia tăng nồng độ CO 2 trong khí quyển; (3) Thành phần địa chất chứa nhiều đá vôi, đá phấn, dolomite. Các yếu tố nào dẫn đến làm tăng độ cứng nước? A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (3) D. (1), (2) và (3). Câu 7: Nổ bụi là vụ nổ gây ra bởi quá trình bốc cháy nhanh của các hạt bụi mịn phân tán trong không khí bên trong một không gian hạn chế, tạo ra sóng nổ. Nổ bụi xảy ra khi có đủ năm yếu tố: nguồn oxygen, nguồn nhiệt, nhiên liệu (bụi có thể cháy được), nồng độ bụi mịn đủ lớn và không gian đủ kín. Năm 2007, một vụ nổ bụi xảy ra khi các công nhân hàn bảo trì bể chứa bột mì tại phân xưởng sản xuất bột mì ở tỉnh Bình Dương khiến 5 công nhân bị bỏng nặng. Cho các phát biểu sau: (a) Nổ bụi là một vụ nổ vật lí. (b) Vụ nổ bụi xảy ra khi có đủ các yếu tố nguồn oxygen, nguồn nhiệt, không gian đủ kín. (c) Nhiên liệu trong vụ nổ bụi tại phân xưởng bột mì ở Bình Dương là bụi bột mì. (d) Bụi càng mịn khả năng gây nổ càng cao do phát tán nhanh và dễ lơ lửng trong không khí. Các phát biểu đúng là A. (a), (c), (d). B. (c), (d). C. (b), (d). D. (a), (b), (c), (d). Câu 8: Hàm lượng đạm (%N) trong chất nào sau đây là lớn nhất ?