PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 03. TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG - THANH HÓA (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử).docx

SỞ GD&ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG -------------------- (Đề thi có ___ trang) ĐỀ KSCL CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 PHÚT (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 621 PHẦN I (6 điểm). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Một trong những thành tựu quan trọng của ASEAN trong giai đoạn từ 2015 đến nay là A. Hiến chương ASEAN được thông qua. B. ASEAN ra tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do và trung lập. C. Cộng đồng ASEAN được thành lập. D. ASEAN phát triển số lượng thành viên từ 5 lên 10 nước. Câu 2. Một trong những bài học được rút ra từ các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay là A. tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. B. gia nhập vào các khối liên minh quân sự. C. thiết lập quan hệ chiến lược với các nước. D. kiên quyết đấu tranh bằng biện pháp quân sự. Câu 3. Trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1979, cuộc chiến đấu ở biên giới Tây Nam của quân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Đánh đổ phong kiến. B. Bảo vệ Tổ quốc. C. Đánh đổ phát xít. D. Giải phóng dân tộc. Câu 4. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ta từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh được thể hiện chủ yếu thông qua A. mục đích chiến tranh. B. lực lượng tham gia. C. thành phần lãnh đạo. D. hình thức chiến tranh. Câu 5. Hội Quốc liên và tổ chức Liên hợp quốc có nhiều điểm khác biệt, ngoại trừ A. tính toàn diện. B. thời gian tồn tại. C. vai trò của Mĩ. D. tôn chỉ, mục đích. Câu 6. Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách-mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) với công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985-1991)và đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986) là gì? A. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. B. Thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt. C. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách mở cửa. D. Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Câu 7. Năm 1999, nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) được thành lập, trở thành trung tâm điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm mục đích. A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới. B. tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội. C. thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực. D. chi phối các hoạt động kinh tế thế giới. Câu 8. Bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” được ra đời trong bối cảnh của cuộc kháng chiến nào sau đây? A. Kháng chiến chống quân Tống thời Tiền Lê. B. Kháng chiến chống quân Minh thời Hồ. C. Kháng chiến chống Thanh thời Tây Sơn. D. Kháng chiến chống quân Tống thời Lý. Câu 9. Tổ chức MAPHILINDO (1963) gồm những nước nào? A. In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu-chia. B. Đông-ti-mo, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a. C. Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.

B. Góp phần xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển. C. Là tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực Đông Nam Á. D. Giải quyết được sự chênh lệch về mức sống và sự tăng trưởng giữa các nước. Câu 24. Các đại biểu đều nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, đó là quyết định của A. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16 - 8 - 1945). B. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15 - 8 - 1945). C. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4 - 1945). D. Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935. PHẦN II (4 điểm). Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 của BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam được tiến hành tại Hà Nội. Hội nghị đã phân tích đặc điểm tình hình mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội miền Nam từ sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc. Hội nghị chỉ rõ “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. (Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Đại cương Lịch sử Việt Nam, toàn tập, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 990.) a) Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là vì lực lượng vũ trang ở miền Nam đã lớn mạnh. b) Phương thức đấu tranh cơ bản của cách mạng miền Nam là đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang. c) Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là đánh đổ quyền thống trị của đế quốc, tư sản dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. d) sự khủng bố của chính quyền Sài Gòn đòi hỏi cách mạng phải tiến lên hình thức cao hơn. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.25) a) Cách mạng tháng Tám (1945) là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mở ra kỉ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. b) Đảng Cộng sản Đông Dương có vai trò to lớn trong lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công. c) Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống thực dân của nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới. d) Đoạn tư liệu đã phản ánh nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt nam. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau “ Sự chấm dứt Chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) thế giới đã kết thúc thời kỳ thế giới hai cực, chấm dứt sự đối đầu giữa hai hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, mở ra một thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu thực sự với sự chuyển đổi của hầu hết các quốc gia đã từng là XHCN, các quốc gia đang phát triển sang kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế hòa bình, hợp tác phát triển đã trở thành xu thế chính của thời đại. Đây là đặc trưng cực kỳ quan trọng. (Võ Đại Lược: Những vấn đề lớn về toàn cầu hoá kinh tế, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 9(125)-2006, tr.9.) a) Sự chấm dứt Chiến tranh lạnh mở ra xu thế toàn cầu hóa và một thời kỳ hội nhập quốc tế toàn cầu thực sự. b) Chấm dứt sự đối đầu giữa hai hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội đã đưa đến sự xác lập của trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm. c) Hòa bình, hợp tác và phát triển là dòng chảy chính của thời đại, phổ biến của sự phát triển thế giới.
d) Chiến tranh lạnh thực sự kết thúc khi Liên Xô tan rã và trật tự hai cực sụp đổ. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở tại đô thị [phía Bắc vĩ tuyến 16] suốt gần ba tháng có ý nghĩa rất lớn. Ta đã chủ động mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc đúng lúc, khi khả năng hòa hoãn không còn, ta có chuẩn bị và viện binh Pháp còn lênh đênh trên biển. Ngoài việc làm tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận địch, ta đã bảo vệ an toàn cơ quan đầu não và bảo tồn lực lượng kháng chiến, giành được khoảng thời gian chiến lược quý báu để tiếp tục chuyển đất nước vào thời chiến và đẩy lùi âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch. (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 10: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2019, tr. 71). a) Nối tiếp cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ (1945), cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. b) Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là thắng lợi quân sự mở đầu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. c) Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã bảo vệ an toàn cơ quan đầu não và những đô thị trọng yếu, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. d) Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là chiến dịch do ta chủ động tiến hành, đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.