Nội dung text Bài 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN.doc
Trang 2 I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Khái niệm về gen 1.1. Định nghĩa gen Là một đoạn phân tử AND mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định là ARN hoặc chuỗi pôlipeptit. Hình 1.1. Khái niệm gen 1.2. Đặc điểm của gen cấu trúc Một gen cấu trúc điển hình có 3 vùng trình tự: Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3’ của mạch gốc, gồm 2 trình tự nuclêôtit: + Khởi động P: liên kết với enzim ARN pôlimeraza để khơi mào và kiểm soát quá trình phiên mã. + Vận hành O: liên kết với prôtêin ức chế làm ngừng quá trình phiên mã. Vùng mã hoá: nằm ở giữa, gồm trình tự các nuclêôtit mã hoá các axit amin. Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch gốc, chứa bộ ba kết thúc. Hình 1.2: Cấu trúc chung của một gen cấu trúc * Thế nào là mạch gốc? Mạch gốc là mạch trực tiếp phiên mã, có chiều 3’ – 5’ * Phân loại gen + Dựa vào chức năng sản phẩm của gen, phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà. Gen cấu trúc Gen điều hoà Tạo sản phẩm là prôtêin tham gia cấu trúc hoặc thực hiện chức năng trong tế bào. Tạo sản phẩm là prôtêin kiểm soát hoạt động của gen khác. + Dựa vào cấu trúc vùng mã hoá, phân biệt gen phân mảnh và gen không phân mảnh. Tiêu chí Gen phân mảnh Gen không phân mảnh Đặc điểm + Vùng mã hoá có các đoạn êxôn (mã hoá axit amin) xen kẽ các đoạn intron (không mã hoá axit amin) → gọi là gen không liên tục. + Số đoạn êxôn = số đoạn intron + 1. Vùng mã hoá chỉ gồm các đoạn êxôn (mã hoá axit amin) → gọi là gen liên tục. Đối tượng Thường là gen của sinh vật nhân thực. Thường là gen của sinh vật nhân sơ. 2. Mã di truyền 2.1. Định nghĩa mã di truyền Mã di truyền là các bộ ba mã hoá các axit amin. 2.2. Đặc điểm của mã di truyền Mã liên tục: mã di truyền được đọc liên tục từng bộ ba, không có hiện tượng kề gối. Mã phổ biến: mọi loài dùng chung bộ mã di truyền. Mã đặc hiệu: mỗi bộ ba (mã di truyền) chỉ mã hoá cho 1 axit amin, không đồng thời mã hoá nhiều axit amin. Mã thoái hoá: nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin.