Nội dung text 12. Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều Ôn tập chủ đề 3.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3 I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày tóm tắt được những kiến thức đã học về hệ thống điện trong gia đình. - Vận dụng những kiến thức đã học ở chủ đề 3 để giải quyết các câu hỏi, bài tập đặt ra xoay quanh chủ đề hệ thống điện trong gia đình. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra; biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi ôn tập về nội dung chủ đề 3. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến hệ thống điện trong gia đình, đề xuất giải pháp giải quyết. Năng lực công nghệ: - Nhận thức đúng và biết vận dụng kiến thức ở chủ đề 3 vào thực tiễn. 3. Phẩm chất - Tích cực học tập, nghiên cứu, có trách nhiệm, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
2 - SGK, SGV Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử. 2. Đối với học sinh: - SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử. - Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS trình bày được những kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 3. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS trình bày tóm tắt nội dung kiến thức đã học ở chủ đề 3. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nội dung kiến thức Chủ đề 3 và nộp cho GV trước buổi học. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà và nộp sản phẩm theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chiếu nhanh một số sơ đồ đầy đủ nội dung và có hình thức đẹp (Tham khảo sơ đồ tóm tắt nội dung trong SGK).
3 - GV mời 1 – 2 HS trình bày hệ thống kiến thức theo sơ đồ. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các bài trước, các em đã có những kiến thức cơ bản về hệ thống điện trong gia đình. Để ôn tập và củng cố kiến thức đã học, chúng ta hãy cùng vào bài học hôm nay: Ôn tập chủ đề 3. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động. Hướng dẫn giải một số bài toán cụ thể a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố được những kiến thức đã học trong chủ đề 3. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS giải một số bài tập trong SGK. c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành nội dung Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP Câu 1. Vì sao cần chọn dây dẫn, cáp điện có tiết diện lớn hơn tiết diện tính toán? Câu 2. Aptomat một cực được lắp trên dây pha hay dây trung tính? Vì sao? Câu 3. Tính chọn dây dẫn và aptomat cho điều hòa không khí có công suất tiêu thụ 1200 W, điện áp 220 V, cosφ = 0,8. Cho J = 4,5A/mm 2 . d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS. - GV phát phiếu học tập cho HS có in đề bài câu hỏi và yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời phiếu học tập. - GV hướng dẫn HS giải các bài tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập *Lời giải các bài tập Câu 1. Tiết diện dây dẫn, cáp điện được lựa chọn lớn hơn giá trị tính toán để đảm bảo an toàn, phù hợp với công suất tiêu thụ của thiết bị trong gia đình. Thường chọn giá trị ở cấp có giá trị lớn hơn gần nhất với giá trị tính toán để vừa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, vừa tiết kiệm chi phí. Câu 2. Aptomat một cực được lắp đặt trên
4 - HS nhận tài liệu từ GV, đọc đề bài và chăm chú nghe giảng. - HS ghi chép ý chính vào vở. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Các HS trong nhóm trình bày lời giải ra vở và trình bày trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV chốt các lưu ý khi giải bài tập. - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập. dây pha bởi vì dây pha là dây mạng điện thế. Khi cắt aptomat (nút gạt ở vị trí OFF), mạch điện sẽ được cách li khỏi dây pha mang điện thế của nguồn điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Câu 3. - Tính chọn dây dẫn: + Tính dòng điện dây dẫn: + Tính tiết diện dây dẫn: + Chọn tiết diện dây dẫn theo tiêu chuẩn như ở Bảng 9.1 SGK lớn hơn so với tính toán: S = 1,515 mm 2 => Chọn dây đôi lõi đồng 2 x 2,5 (mm 2 ). - Tính chọn aptomat đóng cắt bảo vệ: I = 6,818 A => Chọn aptomat có dòng I đm ≥ 6,818.2 = 13,636 A => Chọn aptomat có dòng định mức 16 A, điện áp 230 V. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học. b. Nội dung: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố lại kiến thức đã học về hệ thống điện trong gia đình. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến hệ thống điện trong gia đình. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập