PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 10. CHUYÊN ĐỀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ.docx

CHỦ ĐỀ ĐIỆN CHUYÊN ĐỀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Thực hiện thí nghiệm để nêu được số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện. - Thực hiện thí nghiệm để nêu được khả năng sinh ra dòng điện của pin (hay ắc quy) được đo bằng hiệu điện thế (còn gọi là điện áp) giữa hai cực của nó. - Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế. - Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế bằng dụng cụ thực hành. B. ÔN TẬP KIẾN THỨC I. Cường độ dòng điện 1. Cường độ dòng điện     - Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.     - Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I.     - Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A.     - Đối với cường độ dòng điện có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA.     1 A = 1000 mA        1 mA = 0,001 A 2. Dụng cụ đo cường độ dòng điện     - Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là Ampe kế.     - Cách nhận biết ampe kế:         + Nếu trên mặt ampe kế có ghi chữ A thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị A (hình 2.1).         + Nếu trên mặt ampe kế ghi chữ mA thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị mA (hình 2.2).
    - Kí hiệu vẽ Ampe kế là: 3. Đo cường độ dòng điện     Khi sử dụng ampe kế cần lưu ý:     - Chọn ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với giá trị cần đo.     - Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) và đi ra chốt (-) của ampe kế (tức là chốt (+) của ampe kế mắc về phía cực dương của nguồn điện còn chốt (-) của ampe kế mắc về phía cực âm của nguồn điện).     - Số chỉ của ampe kế mắc trong một mạch điện chính là giá trị của cường độ dòng điện trong mạch đó.     - Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện. II. Hiệu điện thế
1. Hiệu điện thế     - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.     - Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U.     - Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.         + Đối với hiệu điện thế có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị milivôn, kí hiệu mV.     1 mV = 0,001 V        1 V = 1000 mV         + Đối với hiệu điện thế có giá trị lớn, người ta dùng đơn vị kilôvôn, kí hiệu là kV.     1 kV = 1000 V         1 V = 0,001 kV     - Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. 2. Dụng cụ đo hiệu điện thế     - Để đo hiệu điện thế người ta dùng dùng cụ gọi là vôn kế.         + Trên mặt vôn kế có ghi chữ V (số đo hiệu điện thế tính theo đơn vị V).         + Có hai loại vôn kế: Vôn kế dùng kim và vôn kế hiện số (sử dụng đồng hồ đo điện đa năng).
    - Mỗi vôn kế đều có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) xác định.     - Kí hiệu vẽ Vôn kế là: 3. Đo hiệu điện thế     Khi sử dụng vôn kế đo hiệu điện thế cần lưu ý:     - Chọn Vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với giá trị cần đo.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.