PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text SỔ TAY CẮT LIỀU - TẬP 2 (6).pdf

PHẦN 2: CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP NHÓM 1: CÁC BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA NHIỆT MIỆNG Là tình trạng lở loét bên trong miệng, có đau khi ăn uống. Xung quanh đỏ, bên trong trắng.  Điều trị: Vitamin PP + Vitamin C + Subac bôi miệng + súc miệng. Đơn thuốc tham khảo : 1. Vitamin PP 500mg x 2-3 lần/ngày. 2. Vitamin C. 3. Subac hoặc các chế phẩm khác từ bạc do tính an toàn rất cao. 4. Súc miệng bằng nước muối NaCl 0,9% giúp làm nhanh chóng lành vết loét. Nếu loét miệng do Herpes virus thì điều trị như nhiễm Herpes virus. LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Loét dạ dày – tá tràng là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày, tá tràng với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5cm. Nguyên nhân gây bệnh có thể là thuốc (corticoid, NSAIDs...), do stress, sử dụng quá nhiều chất kích thích, do H. pylori. Khoảng 70-80% trường hợp là do H. pylori. Loét tá tràng gặp nhiều gấp 4 lần loét dạ dày, nhưng loét tá tràng thường lành tính, trong khi loét dạ dày một số trường hợp diễn biến ác tính.  Triệu chứng: Đau có tính chất chu kỳ từng đợt, buồn nôn và nôn, ợ hơi, nấc... + Loét dạ dày: Đau có tính chất chu kỳ từng đợt. Rối loạn dạ dày biểu hiện: ợ hơi, nấc, buồn nôn, đầy nặng thượng vị sau khi ăn. Co cứng cơ bụng ở vùng thượng vị, dấu hiệu lóc xóc thức ăn ở dạ dày, do giảm nhu động ruột. + Loét tá tràng: Đau bụng lúc đói (sau ăn 2-3 giờ) hoặc đau vào ban đêm. Cường độ đau thay đổi, từ ê ẩm đến đau dữ dội, có tính chất chu kỳ rõ rệt theo ngày, theo tháng
trong năm. Nôn và buồn nôn cả lúc đói. Có thể ợ hơi, trướng hơi, táo bón. Co cứng cơ vùng thượng vị lệch sang phải.  Điều trị: Thuốc kháng acid + thuốc giãn cơ + nếu có HP thì nên có chỉ định của bác sĩ. Vì chưa có bằng chứng là có nhiễm HP, vì thế không nên dùng kháng sinh. Chủ yếu là điều trị giảm triệu chứng. Đơn thuốc tham khảo: 1. Omeprazole 20mg: Sáng 1 viên, chiều 1 viên. Không dùng thêm cimetidine hay thuốc kháng acid khác vì thuốc kháng H2 làm giảm hiệu lực chống tiết acid của PPI. Có thể dùng thêm antacid để cắt cơn đau tức thì. Ranitidine và nhóm kháng H2 là thuốc bảng B trong thai kỳ, có nhiều bằng chứng an toàn – ranitidine có nhiều bằng chứng an toàn nhất. Nghiên cứu trên số lượng giới hạn những phụ nữ mang thai dùng ranitidine không thấy thuốc có gây bất thường, dị dạng thai nhi. Tuy nhiên, nguyên tắc là nguyên tắc, chỉ sử dụng ranitidine khi thật cần thiết và tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu. Omeprazole là thuốc bảng C trong thai kỳ. Không được dùng. 2. Phosphalugel: Uống lúc đau, nếu dùng đơn độc PPI không hết đau. Cần hiểu là antacid không có tác dụng làm lành vết loét, chỉ có tác dụng cắt cơn đau. 3. No Spa 40mg: Sáng 1 viên, chiều 1 viên. No spa dùng để giảm đau co thắt cơ trơn trong viêm loét dạ dày. Đặc biệt là các cơn co cứng cơ vùng thượng vị, dạ dày (lúc ấn vào có thể thấy rõ). Kết hợp thêm thực phẩm chức năng để tăng khả năng trị loét. 3a. CurmaGold: Sáng 1 viên, chiều 1 viên. Hoặc 3b. HP max: Sáng 2 viên, chiều 2 viên. + Vì sao lại có TPCN: Trên thực tế, những thực phẩm chức năng này rất tốt trong điều trị loét – hiệu quả tương đương như thuốc đã được chứng minh trên lâm sàng. Tuy nhiên, vì không có phương pháp định lượng chính xác được (thuốc từ dược liệu
rất khó định lượng) nên không thể gắn nhãn thuốc, phải gắn mác “Thực phẩm chức năng”. Lưu ý: Khuyên bệnh nhân đến bệnh viện để khám xem có HP hay không. Không tự ý cho kháng sinh để trị HP vì liệu trình dài ngày khó tuân thủ, còn nếu không điều trị đầy đủ thì dẫn tới kháng thuốc. DIỆT H.P TRONG LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) từ lâu đã được phát hiện sống tại lớp nhầy ngay sát lớp biểu mô niêm mạc dạ dày. 60 - 90% loét dạ dày tá tràng là do H.p. Từ năm 2005 Tổ chức Y tế Thế giới chính thức xếp H.p là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp nhiễm H.P không có biểu hiện, có đến 85% người bị nhiễm H.P không bao giờ bị triệu chứng hay biến chứng. 2 test thường được dùng để chẩn đoán HP là: test nhanh urease (nội soi), độ nhạy > 98%, độ chuyên 99%; và test thở có độ nhạy 95% và độ chuyên 96%.  Triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, ợ hơi, thỉnh thoảng nôn mửa và phân đen. Đau thường xảy ra khi dạ dày trống rỗng, giữa các bữa ăn và vào buổi sáng sớm, nhưng nó cũng có thể xảy ra vào những lúc khác. Các triệu chứng loét ít phổ biến hơn bao gồm buồn nôn, nôn và chán ăn. Chảy máu cũng có thể xảy ra.  Điều trị: Thuốc giảm acid + 2 kháng sinh trở lên + probiotic. Không được đơn trị trong nhiễm H.P do khả năng kháng thuốc mạnh. Dưới đây là 4 phác đồ chính được BYT và thế giới khuyến cáo: Phác đồ Lưu ý Phác đồ 1: 1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI). 2. Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày. 3. Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày. Nếu dị ứng với amoxicillin thì dùng: Chỉ dùng ở nơi kháng Clarithromycin < 20% (không dùng do VN có tỷ lệ đề kháng Clarithromycin và Metronidazol rất cao). Phác đồ này chỉ đạt tỷ lệ tiệt trừ 70%.
4. Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày. Phác đồ điều trị trong 14 ngày. Phác đồ 2: 4 thuốc thay thế có Bismuth. 1. PPI. 2. Colloidal bismuth subsalicylat/subcitrat 120 mg x 4 lần/ngày. → Hoặc thay PPI + bismuth bằng RBC (ranitidin bismuth citrat). 3. Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày. 4. Tetracyclin 1000 mg x 2 lần/ngày Phác đồ 2: 4 thuốc không có Bismuth. 1. PPI. 2. Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày. 3. Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày. 4. Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày. Hai phác đồ này điều trị trong 14 ngày. Dùng nơi có kháng Clarithromycin > 20% hoặc đã được điều trị với Macrolid, hoặc thất bại với phác đồ 3 thuốc. Phác đồ 4 thuốc có tỷ lệ thành công là trên 90%. Khó dung nạp hơn do nhiều thuốc. Thử nghiệm đối chứng đa trung tâm lớn ở châu Âu năm 2013 được tiến hành ở các vùng kháng clarithromycin cao đã báo cáo loại bỏ 92% bằng liệu pháp 4 ngày bao gồm thuốc ức chế bơm proton, amoxicillin, clarithromycin, và nitroimidazole. Phác đồ 3: PPI + amoxicilin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày. Dùng trong 5-7 ngày, sau đó dùng: PPI + clarithromycin + metronidazol hoặc tinidazol trong 5 - 7 ngày. Dùng khi phác đồ 1 và 2 thất bại. Có thể dùng ngay từ đầu, tuy nhiên do nhiều thuốc nên bệnh nhân có thể nhầm lẫn, khó tuân thủ. Tỷ lệ thành công trên 90%. Phác đồ 4: 1. PPI. 2. Levofloxacin 500mg x 1 viên x 1 lần/ng x 14 ngày. Dùng khi phác đồ 1, 2, 3 thất bại. Nếu thất bại, cần làm kháng sinh đồ.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.