PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CĐ1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ • BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC • LIÊN KẾT HOÁ HỌC (Tổng ôn hóa học 10).docx


Lớp Kí hiệu lớp Phân lớp Số electron tối đa trên mỗi lớp 1 K 1s 2 2 L 2s 2p 268 3 M 3s 3p 3d 261018 4 N 4s 4p 4d 4f 26101432 - Cấu hình electron nguyên tử: Bước 1: Điền electron vào các phân lớp theo thứ tự năng lượng từ thấp đến cao. Bước 2: Viết cấu hình electron 20Z : Sự sắp xếp electron ở Bước 1 cũng chính là cấu hình electron nguyên tử. 20Z : Sắp xếp các phân lớp theo đúng thứ tự từng lớp. Ví dụ: Viết cấu hình electron của nguyên tử FeZ26 . Thứ tự năng lượng: 22626261s2s2p3s3p4s3d . Cấu hình electron: 22626621s2s2p3s3p3d4s hoặc viết gọn là 62Ar3d4s . 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: a) Nguyên tắc sắp xếp Số thứ tự ô nguyên tố = Số hiệu nguyên tử. Số thứ tự nhóm = Số electron hoá trị (Electron hoá trị là các electron có khả năng tham gia tạo thành liên kết hoá học, chúng thường nằm ở lớp electron ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng.) Số thứ tự chu kì = Số lớp electron. Khối nguyên tố: Khi điền electron theo phân mức năng lượng (Bước 1), electron cuối cùng điền vào phân lớp s hay p/d/f thì nguyên tố thuộc khối s hay p/d/f tương ứng. Nhóm A gồm các nguyên tố khối s và p, nhóm B gồm các nguyên tố khối d và f. b) Xu hướng biến đổi tính chất Tính chất Chu kì Nhóm Tính kim loại, bán kính nguyên tử Tính base của oxide, hydroxide Tính phi kim, độ âm điện của nguyên tử Tính acid của oxide, hydroxide c) Hoá trị Hoá trị cao nhất trong oxide của nguyên tố nhóm A = Số thứ tự nhóm = Số electron lớp ngoài cùng. 3. Liên kết hoá học: a) Quy tắc octet Khi hình thành liên kết hoá học, nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng liên kết với các nguyên tử khác bằng cách nhường/nhận/góp chung electron để đạt được cấu trúc electron lớp ngoài cùng bền vững của nguyên tử khí hiếm. b) Liên kết ion - Đối tượng: Liên kết hoá học giữa nguyên tử kim loại điển hình và phi kim điển hình. - Trong tinh thể ion, các ion sắp xếp theo một trật tự xác định. Ví dụ: Trong tinh thể NaCl, mỗi ion được bao quanh bởi 6 ion trái dấu gần nhất. - Tinh thể ion thường là chất rắn, khó nóng chảy do giữa các ion có lực hút tĩnh
điện mạnh. c) Liên kết cộng hoá trị - Đối tượng: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử phi kim với nhau. Khi cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp thì tạo thành liên kết cộng hoá trị kiểu cho - nhận. Ví dụ: - Độ âm điện và liên kết hoá học: - Liên kết đơn, liên kết bội: Liên kết Đơn Đôi Ba Thành phần 1 11 12 Liên kết  được tạo thành khi hai orbital xen phủ dọc theo trục liên kết: Liên kết  được tạo thành khi hai orbital xen phủ dọc ở hai bên trục liên kết: - Năng lượng liên kết cộng hoá trị bE là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hoá học trong phân tử ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí. Năng lượng liên kết thường có đơn vị là kJ/mol . 4. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals: - Liên kết hydrogen là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H linh động ( HF,HO,HN ) với cặp electron hoá trị chưa liên kết trên nguyên tử có độ âm điện lớn ( F,O hoặc N). Ví dụ: Các chất có liên kết hydrogen mạnh như nước, ammonia, hydrogen fluoride, ethanol, acetic acid,... Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất. - Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử. B. VÍ DỤ MINH HỌA 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Ví dụ 1.1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton. B. neutron và electron. C. proton và neutron. D. electron, proton và neutron. Hướng dẫn giải: Chọn C.
Ví dụ 1.2. Sodium Na là nguyên tố mà cơ thể cần được bổ sung hằng ngày thông qua muối ăn. Kí hiệu của nguyên tử Na có 11 proton và 12 neutron là A. 11 23 Na . B. 12 11 Na . C. 23 11 Na . D. 22 11 Na . Hướng dẫn giải: Chọn C. Số khối AZN111223 Kí hiệu: 23 11 Na . Ví dụ 1.3. Dãy nào sau đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học? A. 14 6X , 14 7Y , 14 8Z . B. 19 9X , 19 10Y , 20 10Z . C. 28 14X , 29 14Y , 30 14Z . D. 40 18X , 40 19Y , 40 20Z . Hướng dẫn giải: Chọn C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron (hoặc số khối). Ví dụ 1.4. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân lớp 4s có mức năng lượng cao hơn phân lớp 3d. B. Lớp thứ 4 có tối đa 18 eletron. C. Lớp electron thứ 3 (lớp M) có 3 phân lớp. D. Số electron tối đa trong phân lớp 3d là 18. Hướng dẫn giải: Chọn C. A. Sai. Phân lớp 3d có mức năng lượng cao hơn 4s. B. Sai. Lớp thứ 4 gồm các phân lớp 4s, 4p, 4d, 4f với tổng số electron là 2 + 6 + 10 + 14 = 32. C. Đúng. Lớp thứ 4 gồm các phân lớp 3s, 3p, 3d. D. Sai. Phân lớp 3d có tối đa 10 electron. Ví dụ 1.5. Cho các nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng như sau: 221243s;3s3p;3s3p ; 263s3p . Số nguyên tử kim loại là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn giải: Chọn B. Nguyên tử kim loại thường có từ 1 đến 3 electron ở lớp ngoài cùng  hai nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng 23s và 213s3p thoả mãn. Ví dụ 1.6. Chromium được sử dụng nhiều trong luyện kim để chế tạo hợp kim chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt. Nguyên tử chromium có cấu hình electron viét gọn là [Ar]3d 5 4s 1 . Vị trí của chromium trong bảng tuần hoàn là A. ô số 17, chu kì 4, nhóm IA. B. ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB. C. ô số 24, chu kì 3, nhóm VB. D. ô số 27, chu kì 4, nhóm IB. Hướng dẫn giải: Chọn B. Số electron = vị trí của ô nguyên tố = 24. Có 4 lớp electron ⇒ thuộc chu kì 4. Có tổng số electron lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng là 6 ⇒ thuộn nhóm VIB. Ví dụ 1.7. Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: A. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. Hướng dẫn giải: Chọn D. Ví dụ 1.8. Cho công thức Lewis của các phân tử sau: Số phân tử mà nguyên tử trung tâm không thoả mãn quy tắc octet là

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.