PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ ĐÁP ÁN.pdf

T À I L I Ệ U L U Y Ệ N T H I H S G M Ô N S I N H H Ọ C Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ ĐÁP ÁN WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL [email protected] Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock.com/28062415
Tuyển tập câu hỏi Di truyền phân tử HSG THPT 1 TỔNG HỢP CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ HSG THPT Câu 1: 1. Người ta đã sử dụng máy tổng hợp ADN nhân tạo tổng hợp nên ba phân tử ADN có trình tự như sau: - ADN 1: 5’ X T A X T A X G G A T X G G G 3’ - ADN 2: 5’ X X A G T X X X G A T X X G T 3’ - ADN 3: 5’ A G T A G X X A G T G G G G A A A A A X X X X A X T G G 3’ Tiếp theo bổ sung một hoặc hai phân tử ADN vào ống phản ứng có chứa: ADN polymerase; dATP; dTTP; dGTP và dXTP trong một dung dịch đệm cho phép ADN polymerase hoạt động. Với mỗi ống phản ứng, hãy cho biết ADN polymerase có tổng hợp phân tử ADN mới nào không? Viết trình tự của phân tử ADN mới được tổng hợp. (Ống 1) ADN 1 và ADN 3. (Ống 2) ADN 2 và ADN 3. (Ống 3) ADN 1 và ADN 2. (Ống 4) Chỉ ADN 3. 10.2. Gen của sinh vật nhân thực được gọi là gen phân mảnh vì bên cạnh các trình tự mã hóa axit amin (exon) còn có các trình tự không mã hóa axit amin (intron). Hãy đề xuất hai phương thức phổ biến nhất để từ một tiền mARN có thể tạo ra nhiều mARN trưởng thành khác nhau. 10.3. Một operon giả thuyết có trình tự A B C D E, nhưng chưa biết vị trí của operator và promoter. Gen quy định chất ức chế nằm xa operon này. Đột biến mất đoạn ở những phần khác nhau của operon được sử dụng để lập bản đồ (Hình 10). Các mất đoạn này được xác định như sau: Mất đoạn 2 và 3 sinh ra RNA có mức độ cơ định. Mất đoạn 4 và 5 không tổng hợp RNA. Hãy xác định vị trí của promoter và operator. ĐÁP ÁN: Ý Nội dung 1 (Ống 1) - Để tổng hợp được, ADN polymerase cần có đoạn mồi chứa đầu 3’ tự do và mạch đơn để làm khuôn mẫu bổ sung dNTP. Trong thí nghiệm này ống phản ứng đã có sẵn dNTP. - Với trường hợp bổ sung ADN 1 và ADN 3, để ADN polymerase hoạt động thì phải 2 mạch đơn phải tạo được một vùng xoắn kép, dựa vào trình tự đề bài ta thấy chúng có thể bắt cặp bổ sung tương đối như sau: ADN 1: 5’ X T A X T A X G G A T X G G G 3’ ADN3: 3’ ... T G A X X G A T G A 5’ - Mặc dù có mồi và đầu 3’ tự do, tuy nhiên không có mạch khuôn ở mạch đối diện, do đó không có sự tổng hợp ADN (Ống 2) - Tương tự ý trên, ta xác định được vùng bắt cặp bổ sung giữa ADN 2 và ADN 3 như sau: ADN 2: 5’ X X A G T X X X G A T X X G T 3’ ADN 3: 3’ G G T X A X X X X A A A A A G G G G ... 5’ - Trường hợp này cũng không có ADN mới hình thành mặc dù có mồi và đầu 3’ tự do nhưng vùng bổ sung của mồi không liền kề với đầu 3’ tự do (Ống 3)
Tuyển tập câu hỏi Di truyền phân tử HSG THPT 2 - Vùng bắt cặp bổ sung giữa ADN 1 và ADN 2 như sau: ADN 1: 5’ X T A X T A X G G A T X G G G 3’ ADN 2: 3’ T G X X T A G X X X T G A X X 5’ - Trường hợp này có 2 ADN mới được tạo ra vì có mồi phù hợp, đầu 3’ tự do và mạch khuôn liền kề. - Trình tự 2 ADN mới tạo ra là: 5’ A X T G G 3’ và 3’ A G T A G 5’ (Ống 4) - Trong trường hợp này tuy chỉ có một mạch ADN đơn nhưng chúng có một vùng trình tự có thể bổ sung cho nhau và tạo thành cấu trúc kẹp tóc (minh hoạ ở dưới): - Như vậy có mạch ADN mới được hình thành, và trình tự là X T A X T 3’ 2 - Thay đổi cách cắt intron bằng chọn các tổ hợp exon khác nhau: bằng cách thay đổi tổ hợp điểm cắt intron khác nhau, tùy thuộc vào điểm cắt được chọn mà một số exon có thể có mặt ở mARN trưởng thành ở tế bào này nhưng vắng mặt trong mARN trưởng thành ở tế bào khác. - Chọn vị trí gắn đuôi poly A: Các tế bào khác nhau chọn vị trí gắn đuôi polyA khác nhau phụ thuộc vào việc ARNpol phiên mã đến vị trí gắn đuôi polyA nào mà tạo ra các mARN trưởng thành khác nhau. Ví dụ nếu tế bào chọn tín hiệu gắn đuôi poly A sớm sẽ làm cho ARN trưởng thành bị thiếu một số trình tự exon ở xa. 3 - Operator nằm giữa B và C; promotor nằm giữa D và E. - Đột biến ở Promoter sẽ không sinh ra RNA, và đó là kết quả ở chủng 4 và 5. Chúng cùng bị mất đoạn ở vùng giữa D và E. - Đột biến vùng Operator thường làm cho protein ức chế không gắn được vào O → luôn tổng hợp enzyme. - Chủng 2 và 3 sinh ra RNA có mức độ cơ định và cả hai chủng đều bị mất vùng B. Như vậy vùng B là Operator. Câu 2: 1) Các gen ở vi khuẩn E. coli được khởi động phiên mã nhờ ARN polymerase nhận biết và liên kết vào các hộp -10 (5’-TATAAT-3’) và -35 (5’-TTGACA-3’) trong vùng khởi động của gen. Một gen có sản phẩm phiên mã chứa 2 nucleotit đầu tiên là 5’-AG-3’, đồng thời có trình tự vùng khởi động như sau: Do mỗi mạch của phân tử ADN sợi kép đều có thể làm khuôn phiên mã, nên sự phiên mã có thể diễn ra theo một trong hai chiều hoặc như ở hình trên. Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây và giải thích: a) Điểm khởi đầu phiên mã và các hộp -10 và -35 tương ứng với các vị trí nucleotit nào? b) Chiều phiên mã với trình tự khởi động nêu trên theo chiều hay chiều ? c) Mạch trình tự 5’→ 3’ ở trên là mạch làm khuôn phiên mã hay mạch mã hóa?  5’- GGTAGCTATTGAGATTATAGTAAGAGTGCTTCTATCATGTCAATACACTA -3’ 
Tuyển tập câu hỏi Di truyền phân tử HSG THPT 3 2) Operon M ở một chủng vi khuẩn mã hóa 3 enzyme là E1, E2 và E3; Có 5 trình tự A, B, C, D và G chưa biết rõ chức năng. Operon này được điều hòa bởi chất X. Để làm sáng tỏ chức năng của các trình tự, người ta đã theo dõi sự ảnh hưởng của đột biến ở các trình tự từ A đến G dựa trên sự tổng hợp các enzyme được đánh giá thông qua sự có mặt và sự vắng mặt của chất X. Có mặt X Vắng mặt X E1 E2 E3 E1 E2 E3 Không có đột biến +++ +++ +++ + + + Đột biến ở A + + + + + + Đột biến ở B +++ +++ - + + - Đột biến ở C +++ - +++ + - + Đột biến ở D - +++ +++ - + + Đột biến ở G - - - - - - Biết rằng “+++” là sản phẩm nhiều; “+” là có sản phẩm; “-“ là không có sản phẩm. Hãy xác định vai trò của các trình tự của A, B, C, D và G. Giải thích. 3) Kháng sinh edenie có khả năng ức chế tổng hợp protein nhưng không ảnh hưởng đến sự tổng hợp ADN hoặc ARN. Khi bổ sung edenie vào dịch ly giải hồng cầu lưới, người ta thấy quá trình tổng hợp bị ức chế sau một thời gian ngắn như hình bên. Ngược lại, xicloheximide ngay lập tức làm dừng sự tổng hợp protein. Khi ly tâm dịch ly giải hồng cầu lưới có edenie, người ta thấy không tổn lại poliribosome sau khi sự tổng hợp protein bị ức chế, thay vào đó mARN lại liên kết với một ribosome 40S không bình thường – chứa một lượng tương ứng tiểu đơn vị ribosome và tARN khời đầu. a) Edenie ức chế bước nào trong quá trình tổng hợp protein? Giải thích. b) Tại sao có khoảng trể giữa thời điểm bắt đầu bổ sung edenie và khi protein hoàn toàn bị ngừng tổng hợp? Xác định đồ dài khoảng trễ này? c) Cơ chế ức chế tổng hợp protein của xiclohexamide khác gì so với edenie? Nếu bổ sung xiclohexamide vào cùng thời điểm bổ sung edenie thì có xảy ra sự biến mấy của polyribosome không? Giải thích. ĐÁP ÁN: 1a Điểm khởi động phiên mã sẽ là vị trí A trong cặp nucleotit 5’-AG-3’ của mạch mã hóa cách ngược dòng khoảng 10 nucleotit tới hộp 5’-TATAAT-3’ và khoảng 35 nucleotit tới hộp 5’-TTGACA-3’ trên mạch mã hóa; Hoặc vị trí C trong cặp nucoleotit 5’-CT-3’ cách xuôi dòng khoảng 10 nucleotit tới hộp 5’- ATTATA-3’ và khoảng 35 nucleotit tới hộp 5’- TGTCAA-3’ trên mạch làm khuôn (theo nguyên tắc bổ sung) Từ trình tự trên có thể nhận thấy Vị trí khởi động phiên mã là vị trí số 6; hộp -10 từ vị trí 14 đến vị trí 19; hộp -35 từ vị trí 38 đến vị trí 43. [Ghi chú: Thí sinh có thể viết trình tự 2 mạch của phân đoạn ADN thay vì giải thích, từ đó xác định được đúng vị trí của 3 đoạn chức năng (vị trí khởi động/hộp -10/hộp -35)]

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.