PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Tr. TTHCM_chương 1 BA2201.docx

1 Chương 1_Phần 1 1. Nội dung cốt lõi trong khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? a. Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. b. Phát triển học thuyết Mác-Lênin. c. Kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại. d. Kế thừa giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2. Tư tưởng là gì? a. Là nhận thức, là nhiệm vụ của một cộng đồng người. b. Là mối quan hệ của con người với thế giới chung quanh. c. Là sự phản ánh hiện thực trong ý thức. d. Là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới chung quanh. 3. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? a. Học thuyết Hồ Chí Minh. b. Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. c. Hệ thống tư tưởng Mác-Lênin. d. Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. 4. Theo nghĩa của triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? a. Là sự phản ánh hiện thực trong ý thức của nhân loại. b. Là tư tưởng, ý chí của một cá nhân. c. Là tư tưởng một giai cấp, một dân tộc. d. Là vấn đề thực tiễn của một thời kỳ. 5. Trong thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, theo nghĩa suy rộng ra, khái niệm “tư tưởng” có ý nghĩa gì? a. Biểu hiện quan hệ con người. b. Tầm khái quát triết học. c. Vấn đề con người. d. Là biểu hiện thế giới chung quanh. 6. Để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh vận dụng điều gì từ chủ nghĩa Mác-Lênin? a. Độc lập dân tộc.
2 b. Chủ nghĩa xã hội. c. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. d. Lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng. 7. Điền dãy từ thích hợp vào ô trống. “Nghiên cứu, giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm trang bị …… để nắm vững kiến thức về……” a. cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học/ Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. b. cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học/ Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. c. thực tiễn khách quan, phương pháp luận khoa học/ Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. d. tư tưởng chính trị, phương pháp nghiên cứu/ Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 8. Trang bị cho sinh viên tri thức khoa học về hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam là có ý nghĩa gì? a. Giáo dục, thực hành đạo đức cách mạng. b. Củng cố niềm tin khoa học gắn liền trau dồi tình cảm cách mạng. c. Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác. d. Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận. 9. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, “Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta” đã làm rõ điều gì? a. Bản chất cách mạng, khoa học và nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh. b. Giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh. c. Nguồn gốc tư tưởng, lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. d. Bản chất cách mạng Việt Nam. 10. Theo quan điểm của Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, điều gì thể hiện nội dung cơ bản nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam? a. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. b. Phương pháp tiến hành cách mạng. c. Mục tiêu, con đường phát triển của Việt Nam. d. Học thuyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. 11. Hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh không bao gồm: a. Tư tưởng triết học.
3 b. Tư tưởng phong kiến. c. Tư tưởng kinh tế, chính trị. d. Tư tưởng quân sự, văn hóa, đạo đức. 12. “Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam” được ghi nhận trong văn kiện nào của Đảng ta? a. Cương lĩnh 1951 ở Đại hội II và Hiến pháp 1959, 1980. b. Luận cương tháng 10 năm 1930 và Hiến pháp 1946, 1959. c. Cương lĩnh 1991 ở Đại hội VII và Hiến pháp 1991, 2013. d. Cương lĩnh đầu tiên năm 1930 và Hiến pháp 1946, 1959. 13. Giá trị lớn nhất nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: a. Độc lập dân tộc. b. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. c. Xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. d. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 14. Dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Hồ Chí Minh, UNESCO vinh danh “Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam” bằng bao nhiêu ngôn ngữ? a. 5 ngôn ngữ: Anh, Ả Rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga. b. 7 ngôn ngữ: Pháp, Nhật, Anh, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga. c. 4 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga. d. 6 ngôn ngữ: Pháp, Anh, Ả Rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga. 15. Giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh được làm rõ trong nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là gì ? a. là chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết của nhân loại. b. là tài sản tinh thần, mãi soi đường cho cách mạng Việt Nam. c. là giá trị văn hóa dân tộc phương đông. d. là tinh hoa văn hóa nhân loại. 16. Cần sự thống nhất biện chứng nào sau đây để đảm bảo tính bao quát là một nguyên tắc tư duy và hành động trong phương pháp luận của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh? a. Quan điểm lịch sử-cụ thể. b. Quan điểm toàn diện và hệ thống. c. Thống nhất tính đảng và tính khoa học.
4 d. Thống nhất lý luận và thực tiễn. 17. Đại Hội đồng UNESCO đã vinh danh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam” trải qua bao nhiêu lần họp, ở đâu, thời gian nào? a. Lần thứ 20, tại Anh, năm 1986. b. Lần thứ 10, tại Nga, năm 2011. c. Lần thứ 24, tại Việt Nam, năm 1987. d. Lần thứ 24, tại Pháp, năm 1987. 18. Vận dụng phương pháp cụ thể nào sẽ cho chúng ta kết quả là “tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính cách mạng, luôn luôn sáng tạo, không lạc hậu, giáo điều”? a. Thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học. b. Thống nhất lý luận và thực tiễn. c. Kết hợp phương pháp logic với phương pháp liên ngành. d. Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh. 19. Để đảm bảo không tách rời mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh, người học cần phải nắm vững nguyên tắc phương pháp luận gì?  a. Quan điểm toàn diện và hệ thống. b. Quan điểm kế thừa và phát triển. c. Quan điểm lịch sử-cụ thể. d. Phương pháp lịch sử-logic. 20. Vận dụng một số phương pháp cụ thể trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có tác dụng gì? a. Định hướng, điều chỉnh hoạt động nhận thức đúng đắn về lịch sử Việt Nam. b. Định hướng, điều chỉnh hoạt động nhận thức đúng đắn về tư tưởng Hồ Chí Minh. c. Định hướng, điều chỉnh hoạt động nhận thức đúng đắn về đạo đức mới. d. Điều chỉnh hoạt động nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa Mác-Lênin.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.