PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BTBS - On tap chuong 5, 6.pdf

ÔN TẬP CHƯƠNG 5 BIÊN SOẠN CÂU HỎI ĐÚNG – SAI YÊU CẦU 1. Soạn TỐI THIỂU 10 câu hỏi ĐÚNG – SAI bao phủ toàn bộ nội dung bài học (ít nhất 3 câu có hình ảnh, sơ đồ, thực tế) 2. Trong 4 phát biểu có ít nhất 2 mức độ trong ba mức độ (BIẾT – HIỂU – VẬN DỤNG) 3. Phát biểu đúng gạch chân, giải thích chi tiết từng đáp án. Câu 1. Cho pin điện hóa được tạo bởi các cặp oxi hóa khử Zn2+/Zn, Cu2+/Cu ở điều kiện chuẩn biết thế điện cực chuẩn của cặp Zn2+/Zn và Cu2+/Cu tương ứng là -0,763 V và 0,340V. a. Sức điện động chuẩn của pin điện hóa trên là 1,103 V b. Khi pin hoạt động thì nồng độ Cu2+ giảm, nồng độ Zn2+ tăng c. Quá trình xảy ra ở cực âm khi pin hoạt động là: Zn2+ + 2e → Zn d. Phương trình hóa học xảy ra khi pin hoạt động là: Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng c. Sai vì quá trình xảy ra ở cực âm là Zn → Zn2+ + 2e d. Đúng. Câu 2. Cho các phát biểu sau về pin Galvani a. Anode là cực dương, cathode là cực âm. b. Phản ứng hóa học xảy ra trong pin Galvani là phản ứng tự diễn biến. c. Ở điện cực âm xảy ra quá trình khử. d. Sức điện động của pin Galvani là hiệu điện thế giữa hai điện cực. Hướng dẫn giải a. Sai vì anode là cực âm, cathode là cực dương. b. Đúng. c. Sai vì ở điện cực âm xảy ra quá trình khử. d. Đúng Câu 3. Cho thế điện cực chuẩn của cặp Mg2+/Mg là -2,356V; Fe2+/Fe là -0,440V; Cu2+/Cu là 0,340V; Ag+ /Ag là 0,799V. a. Pin điện hóa có sức điện động lớn nhất là pin Mg – Ag. b. Pin điện hóa có sức điện động nhỏ nhất là pin Fe – Cu. c. Tính khử của các kim loại tăng dần theo thứ tự Mg < Fe < Cu < Ag. d. Sức điện động của pin Fe – Ag là 0,359V. Hướng dẫn giải Pin Mg – Fe: Epin = -0,440 + 2,356 = 1,916V Pin Mg – Cu: Epin = 0,340 + 2,356 = 2,696V Pin Mg – Ag: Epin = 0,799 + 2,356 = 3,155V Pin Fe – Cu: Epin = 0,340 + 0,440 = 0,780V Pin Fe– Ag: Epin = 0,799 + 0,440 = 1,239V Pin Cu – Ag: Epin = 0,799 – 0,340 = 0,459V a. Đúng. b. Sai vì pin có sức điện động nhỏ nhất là pin Cu – Ag. c. Đúng d. Sai vì sức điện động của pin Fe – Ag là 1,239V. Câu 4. Biết phản ứng xảy ra trong một pin điện là: Cu (s) + 2Ag+ → Cu2+ (aq) + 2Ag (s) và thế điện cực chuẩn của cặp Cu2+/Cu và cặp Ag+ /Ag lần lượt là 0,340V và 0,799V. Cho các phát biểu sau a. Cực âm là Ag, cực dương là Cu. b. Phản ứng xảy ra ở cực âm là Ag+ + 1e → Ag
c. Sức điện động của pin có giá trị là 0,459 V. d. Cu có tính khử mạnh hơn Ag. Hướng dẫn giải a. Sai vì Cu có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò là cực âm b. Sai vì phản ứng xảy ra ở cực âm là Cu → Cu2+ + 2e. c. Đúng d. Đúng Câu 5. Biết 3 2 o o Fe /Fe Ag /Ag E 0,771 V; E 0,799 V + + + = = và các nhận định sau a. Ion Fe3+ oxi hóa được Ag. b. Ion Fe2+ bị khử bởi ion Ag+ . c. Tính oxi hóa của ion Fe3+ mạnh hơn ion Ag+ . d. Phản ứng xảy ra trong pin là Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag. Hướng dẫn giải a. Sai vì Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn Ag+ nên không oxi hóa được Ag b. Đúng c. Sai vì Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn Ag+ d. Đúng Câu 6. Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp a. Cho phenolphtalein vào dung dịch sau điện phân thấy không đổi màu. b. Ở cathode chỉ xảy ra quá trình khử H2O. c. Khí thu được ở cathode là khí Cl2. d. Nếu không có màng ngăn, sản phẩm thu được là nước Ja-ven. Hướng dẫn giải a. Sai vì dung dịch sau điện phân có NaOH nên làm phenolphtalein chuyển màu hồng. b. Đúng c. Sai vì ở cathode thu được khí H2, ở anode thu được khí Cl2. d. Đúng Câu 7. Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khí bắt đầu thoát ra ở cả hai điện cực thì ngừng. Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan được Al2O3. a. Khí thoát ra ở anode là Cl2 và O2. b. Dung dịch sau điện phân làm quỳ tím hóa đỏ. c. Ở cathode nước đã bị điện phân. d. Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan được Al2O3 nên trong dung dịch có NaOH. Hướng dẫn giải Thứ tự điện phân 2 2 2 2 2 2 2 2 2 cathode (Cu ,H O) anode (Cl ,H O) Cu 2e Cu 2Cl Cl 2e H O 2e 2OH H 2H O 4H 4e O + - + - - + + ® ® + + ® + ® + + Khí bắt đầu thoát ra ở hai điện cực thì ngừng điện phân nên ở cathode H2O chưa bị điện phân. Dung dịch sau phản ứng hòa tan được Al2O3 nên ở anode H2O đã bị điện phân. a. Đúng. b. Đúng c. Sai vì ở anode có khí thoát ra nên ở cathode H2O chưa bị điện phân d. Sai vì dung dịch sau điện phân chứa H2SO4. Câu 8. Cho các phát biểu sau a. Khi điện phân dung dịch NaCl thì pH của dung dịch tăng dần. b. Khi điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và CuSO4 thì pH của dung dịch không thay đổi. c. Khi điện phân dung dịch hỗn hợp H2SO4 và CuSO4 thì pH của dung dịch giảm dần. d. Khi điện phân dung dịch AgNO3 thì pH của dung dịch tăng dần. Hướng dẫn giải
a. Đúng. b. Sai vì còn tùy thuộc vào tỉ lệ của hai chất. c. Đúng. d. Sai vì ở cathode Ag+ bị điện phân còn ở anode H2O bị điện phân sinh ra H+ nên pH của dung dịch giảm dần. Câu 9. Trong công nghiệp người ta điều chế Al bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3 như sau: a. Chất X là Al nóng chảy. b. Chất Y là hỗn hợp Al2O3 và cryolite nóng chảy. c. Na3AlF6 được thêm vào aluminium oxide trong điện phân nóng chảy sẽ tạo được hỗn hợp chất điện li nổi lên trên bảo vệ kim loại nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa bởi O2 không khí. d. Trong quá trình điện phân ở anode thường xuất hiện hỗn hợp khí có thành phần gồm CO, CO2, O2. Hướng dẫn giải a. Sai vì X là hỗn hợp Al2O3 và cryolite nóng chảy. b. Sai vì Y là Al nóng chảy. c. Đúng d. Đúng Câu 10. Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, đến khi cathode bắt đầu xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân, thu được dung dịch X. Cho hỗn hợp Mg, Fe tác dụng với X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, khí Z và hỗn hợp chất rắn T. a. Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4, khối lượng cathode tăng. b. Số mol Cu sinh ra tại cathode bằng số mol O2 sinh ra tại anode. c. Chất rắn T tan hoàn toàn trong dung dịch Fe2(SO4)3 dư. d. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Hướng dẫn giải Cathode xuất hiện bọt khí thi dừng điện phân nên Cu2+ hết, dung dịch X chỉ chứa chất tan là H2SO4. Dung dịch X tác dụng với hỗn hợp Mg, Fe thu được hỗn hợp chất rắn T (chứa Fe và Mg dư) nên dung dịch Y chứa MgSO4. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4. a. Đúng, Cu sinh ra bám vào cathode nên làm khối lượng cathode tăng. b. Sai vì nCu = 2nO2. c. Đúng d. Đúng
ÔN TẬP CHƯƠNG 6 BIÊN SOẠN CÂU HỎI ĐÚNG – SAI YÊU CẦU 1. Soạn TỐI THIỂU 10 câu hỏi ĐÚNG – SAI bao phủ toàn bộ nội dung bài học (ít nhất 3 câu có hình ảnh, sơ đồ, thực tế) 2. Trong 4 phát biểu có ít nhất 2 mức độ trong ba mức độ (BIẾT – HIỂU – VẬN DỤNG) 3. Phát biểu đúng gạch chân, giải thích chi tiết từng đáp án. Câu 1. Cho cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố: X: [Ne]3s1 Y: [Ar]3d64s2 Z: [Ne]3s23p5 T: [Ne]3s23p1 R: [Ar]4s2 a. X, Y, T, R là kim loại, Z là phi kim. b. Có 3 nguyên tố thuộc nhóm A. c. Có 4 nguyên tố thuộc chu kì 3. d. Hợp chất tạo bởi X và Z là hợp chất ion. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì có 4 nguyên tố X, Z, T, R là các nguyên tố s,p nên thuộc nhóm A. c. Sai vì có 3 nguyên tố X, Z, T có 3 lớp electron nên thuộc chu kì 3. d. Đúng. Câu 2. Tính chất vật lý chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra. a. Tính chất vật lý chung của kim loại bao gồm tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng. b. Kim loại dẻo nhất là Au. c. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu. d. Khi nhiệt độ tăng thì tính dẫn điện của kim loại giảm. Hướng dẫn giải a. Sai vì tính chất vật lý chung của kim loại bao gồm tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim. b. Đúng c. Sai vì kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag. d. Đúng Câu 3. Hợp kim là vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim a. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt của hợp kim kém hơn các kim loại cơ bản trong hợp kim. b. Độ cứng của hợp kim thường kém hơn độ cứng của kim loại thành phần trong hợp kim. c. Thép là hợp kim của sắt và carbon trong đó carbon chiếm 2% đến 5%. d. Duralumin là hợp kim của nhôm và một số nguyên tố khác được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không vũ trụ... Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại thành phần trong hợp kim. c. Sai vì thép là hợp kim của sắt và carbon trong đó carbon chiếm dưới 2%. d. Đúng Câu 4. Cho các thí nghiệm sau: 1. Nhúng lá sắt vào dung dịch H2SO4. 2. Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4. 3. Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2. 4. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4. 5. Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. 6. Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm a. Có 4 thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.