Nội dung text 11. Đề chọn đội tuyển của Chuyên ĐH Vinh - Nghệ An [Trắc nghiệm + Tự luận].docx
Trang 1/8 – Mã đề 011-H12B TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 8 trang) ĐỀ CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC 12 Thời gian: 150 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 011-H12B A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm). PHẦN I (3,0 điểm): Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Cho các phân tử: H 2 ; CO 2 ; Cl 2 ; N 2 ; I 2 ; CH 4 ; C 2 H 2 . Có bao nhiêu phân tử chứa liên kết ba ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Xét phản ứng : 2NO 2 (g) (đỏ nâu) ⇋ N 2 O 4 (g) (không màu). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H 2 ở nhiệt độ t 1 là 28,2; ở nhiệt độ t 2 là 24,5 (t 1 < t 2 ). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO 2 (có nút kín). Sau đó: Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau : A. Sau một thời gian, ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ ba có màu nhạt nhất. B. Sau một thời gian, ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất. C. Khi tăng áp suất cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch. D. Phản ứng theo chiều thuận là phản ứng thu nhiệt, làm giảm nhiệt độ môi trường. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Cả glucose và fructose đều bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens. B. Để phân biệt dung dịch glucose và fructose có thể dùng nước bromine. C. Quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra saccharose. D. Tinh bột và cellulose không phải là đồng phân của nhau. Câu 4: Tiêu lệnh chữa cháy do cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ban hành bao gồm các bước: (a) Dùng bình chữa cháy, cát và nước để dập tắt. (b) Điện thoại số 114 đội chữa cháy chuyên nghiệp. (c) Khi xảy ra cháy báo động gấp. (d) Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy. Thứ tự đúng của các bước trên là : A. (d), (c), (a), (b). B. (c), (d), (a), (b). C. (d), (b), (a), (c). D. (c), (d), (b), (a). Câu 5: Myrcene là một hyđrocarbon được dùng để tạo hương thơm cay, nồng trong bia. Phân tử myrcene mạch hở, có 3 liên kết đôi và 22 liên kết đơn. Công thức phân tử của myrcene là : A. C 10 H 16 . B. C 12 H 20 . C. C 11 H 18 . D. C 9 H 14 . Câu 6: Trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen sau đó chuyển hoá thành phân đạm tự nhiên bổ sung vào đất, bón cho cây trồng. Hợp chất nào không xuất hiện trong quá trình chuyển hoá trên ? A. NO. B. N 2 O. C. HNO 3 . D. NO 2 . Câu 7: Khi đun nóng ethyl chloride trong dung dịch chứa KOH và C 2 H 5 OH, thu được : A. ethylene. B. ethanal. C. ethanol. D. ethyne. Câu 8: Catechin là một chất kháng oxi hóa mạnh, ức chế hoạt động của các gốc tự do nên có khả năng phòng chống bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim. Trong lá chè tươi, catechin chiếm khoảng 25 – 35% tổng trọng lượng khô. Ngoài ra, catechin còn có trong táo, lê, nho. Công thức cấu tạo của catechin cho như hình bên. Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Công thức phân tử của catechin là C 15 H 14 O 6 . B. Phân tử catechin có 5 nhóm -OH phenol. C. Catechin phản ứng được với dung dịch NaOH. D. Catechin thuộc loại hợp chất thơm.
Trang 3/8 – Mã đề 011-H12B a) Đường (a) nồng độ HCl thay đổi theo thời gian: nồng độ tăng dần lượng tăng gấp đôi Cl 2 . b) Đường (a), (b), (c), (d) lần lượt là: HCl, Br 2 , HBr, Cl 2 . c) Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 5 giây là như nhau. d) Đường (c) nồng độ HBr thay đổi theo thời gian: nồng độ giảm dần, lượng giảm gấp đôi Cl 2 . Câu 14: Thí nghiệm khảo sát khả năng oxi hoá benzene và các đồng đẳng bằng dung dịch KMnO 4 : • Bước 1: Cho khoảng 2 mL benzene vào ống nghiệm thứ nhất, 2 mL toluene vào ống nghiệm thứ hai, 2 ml ethylbenzene vào ống nghiệm thứ ba. • Bước 2: Thêm vào mỗi ống nghiệm 2 mL dung dịch KMnO 4 0,02M. Lắc đều mỗi ống trong 2 phút rồi để yên. • Bước 3: Ngâm các ống vào cốc nước nóng khoảng 80°C thỉnh thoảng lắc nhẹ. a) Sau bước 2, không có phản ứng xảy ra, hỗn hợp lỏng phân lớp, lớp phía trên có màu tím còn lớp dưới không màu. b) Sau bước 3, ở ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3 mất màu tím và xuất hiện kết tủa màu nâu đen. c) Sau bước 3, cả ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3 đều tạo thành sản phẩm hữu cơ là C 6 H 5 COOK. d) Nếu thay ethylbenzene bằng styrene thì sau bước 2, dung dịch KMnO 4 đã bị mất màu và xuất hiện kết tủa màu nâu đen. Câu 15: Từ tinh dầu bạc hà, người ta tách được A, đem A đi phân tích nguyên tố thu được kết quả 76,92% C; 12,82% H, còn lại là oxygen. Từ phổ MS thấy xuất hiện tín hiệu có giá trị mức lớn nhất 156. Biết A được điều chế bằng cách hydrogen hóa chất B là 2-isopropyl-5-methylphenol ở điều kiện thích hợp. Chất X là ester của A và acetic acid. a) Công thức phân tử của A là C 10 H 20 O. b) Oxi hóa A bằng CuO, đun nóng thu được sản phẩm C là một ketone. c) A là một phenol, B là alcohol thơm. d) Cho 0,1 mol X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được 26 gam muối. Câu 16: Thực hiện sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol: X + Y → Z + A↑ + B NaOH + Y → Z + B Ba(OH) 2 + Z → T↓ + 2NaOH Ba(OH) 2 + Y → T↓ + NaOH + B Biết X, Y là hai hợp chất của sulfur có cùng thành phần nguyên tố và M X + M Y = 224. a) Khí A là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. b) Kết tủa T bền với nhiệt, không tan trong dung dịch hydrochloric acid. c) Chất A có khả năng làm mất màu nước bromine. d) Dung dịch chứa Z hoặc Y đều làm quỳ tím hóa đỏ. PHẦN III (1,0 điểm). Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Câu 17: Một loại phân NPK có độ dinh dưỡng được ghi trên bao bì 16-16-8. Để cung cấp 8,6 kg nitrogen; 1,75 kg phosphorus và 4,15 kg potassium cho một thừa ruộng, người ta sử dụng đồng thời x kg phân NPK (ở trên), y kg đạm urea độ dinh dưỡng là 45%) và z kg phân potassium (độ dinh dưỡng là