Nội dung text Chủ đề 1. LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH (File HS).docx
ĐIỆN TRƯỜNG CHỦ ĐỀ 1 : LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Lực hút và lực đẩy giữa 2 điện tích + Vật bị nhiễm điện gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích. + Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ + Có hai loại điện tích trái dấu, điện tích dương và điện tích âm. + Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta khảo sát. + Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm được gọi chung là lực tương tác giữa các điện tích. 1q 2q 21Fr 12Fr 1q2q 21Fr 12Fr 2. Thuyết electron a. Định nghĩa : Là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện. b. Nội dung: - Nguyên tử mất electron hạt mang điện dương gọi là ion dương. - Nguyên tử nhận thêm electron hạt mang điện âm gọi là ion âm. - Vật nhiễm điện âm khi số electron lớn hơn số proton - Vật nhiễm điện dương khi số prôton lớn hơn số electron. * Điện tích q của một vật tích điện: + Vật thiếu electron (tích điện dương): q = + n.e + Vật thừa electron (tích điện âm): q = – n.e Với: e = 1,6.10 -19 C: là điện tích nguyên tố. n: số hạt electron bị thừa hoặc thiếu. - Điện tích thường kí hiệu là q. Đơn vị của điện tích là culong, kí hiệu là C - Các đơn vị điện tích thường dùng: 6110CC , 9110nCC , 12110pCC
c. Ba cách nhiễm điện: Do cọ sát: Do tiếp xúc: Do hưởng ứng: Khi thanh thủy tinh cọ xát với dạ, chỗ tiếp xúc có các electron tự do dịch chuyển từ thanh thủy tinh sang dạ. Vì vậy, thanh thủy tinh thiếu electron nên nhiễm điện dương, còn dạ thừa electron nên nhiễm điện âm. Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, các vật trong hệ nhiễm điện trái dấu Là sự nhiễm điện khi ta đưa một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với 1 vật nhiễm điện thì nó sẽ bị nhiễm điện cùng dấu với vật đó. Chú ý: Tổng đại số điện tích của 2 vật sau khi tiếp xúc bằng tổng đại số điện tích của 2 vật trước khi tiếp xúc: q = q 1 + q 2 . + Nếu hai quả cầu có kích thước và bản chất giống nhau, điện tích lúc sau của mỗi quả cầu là: ,,12 12 22 qqq qq Là hiện tượng khi đưa 1 quả cầu A nhiễm điện lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về điện ta thấy đầu M nhiễm điện khác dấu với A còn đầu N nhiễm điện cùng dấu với A. Khi đưa A ra xa thanh kim loại MN lại trở lại trạng thái ban đầu. * Lưu ý: + Một vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ. + Khi chạm tay vào quả cầu nhỏ dẫn điện đã tích điện thì quả cầu mất điện tích và trở về trung hòa. d. Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ kín (cô lập), tổng điện tích của hệ được bảo toàn. 3. Định luật Coulomb Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. )(10.9;. 2 2 9 2 21 C Nm k r qq kF Hay 20 21 4r qq F với 04 1 k Lực tương tác giữa hai điện tích điểm.