PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Ngữ Văn - Đề 39 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ 39 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………. Số báo danh: ………………………………………. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: NGẨN NGƠ TÌM Sau nhiều năm xa xứ Ngơ ngác lối xưa về Làng đổi thay quá đỗi Đi tìm quê trong quê Ràng rịt cỏ xanh đê Níu chân - Chào ta đấy Nao nao cò trắng vẫy Đi tìm thơ trong thơ Giật mình tỉnh cơn mơ Véo von con sáo sậu Đánh thức miền thơ ấu Đi tìm tôi trong tôi Ngày xưa ấy đâu rồi Nắng trời bông bưởi trắng Bâng khuâng cầm sợi nắng Đi tìm xuân trong xuân (Nguyễn Ngọc Hưng, Tạp chí sông Hương online, trang Thơ Sông Hương 01&02 – 2004) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu xác định nhân vật trữ tình trong văn bản. Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. Câu 3. Phân tích ý nghĩa của hình ảnh biểu tượng “bông bưởi trắng” trong khổ thơ cuối. Câu 4. Nhận xét cảm xúc của nhân vật trữ tình trong những dòng thơ: Sau nhiều năm xa xứ Ngơ ngác lối xưa về Làng đổi thay quá đỗi Đi tìm quê trong quê Câu 5. Từ câu thơ: Đánh thức miền thơ ấu/ Đi tìm tôi trong tôi, anh/chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa với bản thân. (trình bày khoảng 5 – 7 dòng). II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bức tranh làng quê được khắc hoạ trong văn bản ở phần Đọc hiểu. Câu 2 (4,0 điểm) “Những tiến bộ trong Trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot sẽ mang lại cho chúng ta những lợi ích tuyệt vời, cứu vớt mạng sống nhưng cũng có thể tạo ra nạn thất nghiệp trên diện rộng”. (Ishiguro Kazuo, Tối thế kỉ 20 của tôi – và những bước ngoặt nhỏ khác, Nguyễn Huy Hoàng dịch) Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong nhận định trên. ---HẾT----
HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 - Dấu hiệu xác định nhân vật trữ tình: xuất hiện dưới dạng trực tiếp, qua đại từ “tôi” 0,5 2 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: + Điệp cấu trúc: đi tìm … trong …. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: cầm sợi nắng 0,5 3 - Ý nghĩa hình tượng bông bưởi trắng: + Là hình ảnh tinh khôi, thơ mộng, gợi lên những cảm xúc ngọt ngào. + Hoa bưởi nở gợi thời gian những ngày cuối xuân ấm áp, gợi kỉ niệm, những điều đã qua đi. + Qua đó, thấy được cảm xúc nuối tiếc, muốn tìm lại những vẻ đẹp đã qua đi và khao khát vẻ đẹp của thiên nhiên. + Giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh. 1,0 4 - Cảm xúc của nhân vật trữ tình: bất ngờ, ngỡ ngàng trước sự đổi thay của làng quê sau nhiều năm xa cách; đồng thời cũng là sự nuối tiếc khi quê hương, vạn vật đổi thay. - Qua đó, ta hiểu được hoàn cảnh của nhân vật trữ tình, đồng thời thấy được tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn. 1,0 5 - Hai câu thơ gợi nhắc về cái tôi hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ, sự nguyên sơ của ngày xưa. - Thông điệp: Hãy trân trọng quá khứ, yêu mến làng quê, chung thuỷ với những kỉ niệm, đi tìm những giá trị tốt đẹp, hoà nhịp vào dòng chảy của thời đại. 1,0 II LÀM VĂN 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bức tranh làng quê được khắc hoạ trong văn bản ở phần Đọc hiểu. 2,0 a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể triển khai đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, móc xích, song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: bức tranh làng quê. 0,25 - Bức tranh quê hương trong bài thơ được thể hiện: + Quê hương thanh bình, giản dị, hình ảnh quen thuộc (cánh đồng, dòng sông, bầu trời, có xanh, triền đê, cò trắng, tiếng sáo…) gợi ra cảm giác bình yên, gần gũi + Quê hương còn hiện lên với những kỉ niệm đẹp trong kí ức tuổi thơ. Qua đó, ta thấy được tình yêu, sự gắn bó với quê hương, đồng thời gợi mở những suy tư về cuộc sống và tình cảm đối với quê hương. - Bức tranh làng quê được bộc lộ qua một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật: thể thơ năm chữ, bốn khổ thơ đều có phép điệp cấu trúc: Đi tìm… trong…; nhịp thơ linh hoạt, có sự thay đổi (2/3 và 3/2); cách gieo vần đa dạng, hình ảnh thơ quen thuộc, bình dị, ngôn ngữ thơ tinh tế, tha thiết; nhiều biện pháp tu từ được sử dụng: điệp từ, điệp cấu trúc, so sánh, ẩn dụ… 1,0 d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn 0,25
đ. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 2 “Những tiến bộ trong Trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot sẽ mang lại cho chúng ta những lợi ích tuyệt vời, cứu vớt mạng sống nhưng cũng có thể tạo ra nạn thất nghiệp trên diện rộng”. (Ishiguro Kazuo, Tối thế kỉ 20 của tôi – và những bước ngoặt nhỏ khác, Nguyễn Huy Hoàng dịch) Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong nhận định trên. 4,0 a. Đảm bảo bố cục và dung lượng bài văn nghị luận. Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (600 chữ) của bài văn. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot và những thuận lợi, thách thức đối với con người. 0,5 c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp với bố cục bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài: - Giải thích vấn đề nghị luận: + Trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot: những sản phẩm được tạo ra từ trí thông minh của con người. Tuy nhiên, chúng ngày càng tách biệt, độc lập, vượt trội hơn so với con người. Những tiến bộ ấy mang lại lợi ích về vật chất và tinh thần cho đời sống những cũng đặt con người trước nguy cơ đánh mất cơ hội việc làm. + Đây vừa là thuận lợi để phát triển xã hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với con người. - Thể hiện quan điểm của người viết. Có thể theo các ý sau: + Cơ sở khách quan: Trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều lợi ích (khả năng tìm kiếm nhanh chóng, có sức bền bỉ, chính xác, hiệu số ổn định, bộ nhớ khổng lồ,… Bên cạnh đó, con người còn nhiều thiết sót, nhiều người trẻ thiếu kĩ năng giao tiếp, xử lí tình huống, mất cảm xúc khi nhận được sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo,… Con người có nguy cơ bị thay thế. + Thế mạnh của con người: Trái tim biết rung động, mãnh liệt, giàu nhiệt huyết, có khả năng sáng tạo độc đáo, riêng nhất. + Những điều người trẻ cần làm: Nhận thức được hạn chế của trí tuệ nhân tạo, điểm mạnh của con người, tiếp tục hoàn thiện, phát triển, khắc phục những khuyết điểm để không bị công cụ do chính con người tạo ra thay thế. Biến trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot trở thành công cụ phục vụ cho công việc của con người. Luôn làm chủ, điều khiển được trí tuệ nhân tạo. - Mở rộng, trao đổi với ý kiến trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện: + Người trẻ còn phụ thuộc, ý nại vào công năng của trí tuệ nhân tạo, lười tư duy, đổi mới, sáng tạo hoặc trơ lì cảm xúc. + Khi trí tuệ nhân tạo phát triển, con người có nguy cơ thất nghiệp nhưng không vì thế mà kìm hãm sự phát triển của chúng. - Bài học nhận thức và hành động + Tích cực rèn luyện, nâng cao hiểu biết, phát huy thế mạnh của bản thân. + Vận dụng sự phát triển của khoa học, công nghệ một cách hợp lí. 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. 2.5 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. 0,25
đ. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.