Nội dung text Hóa 6 - Bài 7 Tách chất khỏi hỗn hợp.docx
Vì sao em chọn cách đó? Hướng dẫn giải a) Vì cát không tan trong nước do đó có thể tách cát ra khỏi nước ngầm bằng cách lọc. b) Dầu vừng không tan trong nước và nhẹ hơn nước do đó có thể dùng phương pháp chiết để tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước. c) Vì calcium carbonate không tan trong nước do đó có thể tách ra khỏi nước bằng cách lọc. Câu 2: Hãy chọn phương pháp phù hợp để tách các chất ra khỏi hỗn hợp: a) Đường và nước. b) Bột mì và nước. Hướng dẫn giải a) Phương pháp cô cạn vì đường tan trong nước. b,) Phương pháp lọc vì bột mì ít tan trong nước. Câu 3: Kể một vài ứng dụng của phương pháp lọc và phương pháp cô cạn trong thực tế. Hướng dẫn giải - Ứng dụng của phương pháp lọc: máy lọc nước, máy pha cà phê, trà túi lọc,… - Ứng dụng phương pháp cô cạn: làm muối biển, làm mứt, … Câu 4: Em có biết để làm sạch nước bể bơi, ngoài biện pháp dùng hoá chất người ta còn dùng biện pháp nào khác mà không sử dụng hoá chất? Hướng dẫn giải - Ngoài biện pháp dùng hóa chất người ta còn dùng biện pháp lọc các chất bẩn khỏi nước. Câu 5: Có một hỗn hợp gồm muối ăn và cát. Em hãy để xuất cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Em sử dụng được cách làm trên dựa vào sự khác nhau nào về tính chất giữa chúng? Hướng dẫn giải - Cho hỗn hợp cát và muối vào nước, sử dụng phương pháp lọc và phương pháp cô cạn. Đầu tiên, lọc lấy cát trước vì cát không tan được trong nước, rồi cô cạn ta thu được muối (muối là chất rắn tan được trong nước, không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao). Câu 6: Một hỗn hợp gồm nước có lẫn lưu huỳnh (sulfur) (hình 11.1). Trình bày cách tách lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp trên. Dựa trên tính chất nào của lưu huỳnh để tách nó ra khỏi nước?