PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 14. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Địa lí THPT Nguyễn Huệ - Nam Định - có lời giải.docx


Trang 2 C. diện tích cây lương thực. D. sản lượng thủy sản khai thác. Câu 13: Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta do nguyên nhân nào sau  đây?  A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng thấp. B. vị trí tiếp giáp với biển Đông rộng lớn. C. Khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều đồi núi thấp. D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương. Câu 14: Cho biểu đồ về hàng xuất khẩu qua các cảng của nước ta giai đoạn 2018-2021 Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?  A. Tốc độ tăng hàng xuất khẩu có xu hướng giảm nhanh.  B. Hàng xuất khẩu tăng 41,4 triệu tấn từ năm 2018-2021.  C. Hàng xuất khẩu tăng nhanh nhưng không liên tục.  D. Tốc độ tăng hàng xuất khẩu năm 2020 thấp nhất.  Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngoại thương ở nước ta hiện nay? A. Trị giá xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh. B. Trị giá nhập khẩu hàng hóa tăng liên tục. C. Thị trường nhập khẩu ngày càng thu hẹp. D. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Câu 16: Vùng Bắc Trung Bộ đẩy mạnh đánh bắt xa bờ là để  A. nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản và bảo vệ môi trường biển.  B. chú trọng ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại.  C. tăng cường chế biến thủy sản và mở rộng thị trường tiêu thụ.  D. mở rộng diện tích nuôi trồng và áp dụng khoa học công nghệ. Câu 17: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc-Nam không có ảnh hưởng  nào sau đây đến phát triển kinh tế?  A. Tạo sự đa dạng về cơ cấu cây trồng vật nuôi theo Bắc-Nam.  B. Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt ở phía Bắc.  C. Phát triển chuyên canh cây công nghiệp nhiệt đới ở phía Nam.  D. Giảm tính liên kết trong phát triển kinh tế giữa các vùng miền.  Câu 18: Giải pháp để phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi ở Đồng bằng  sông Cửu Long là 
Trang 3 A. đẩy mạnh thâm canh, liên kết vùng sản xuất, ứng phó biến đổi khí hậu.  B. mở rộng diện tích đất trồng, đảm bảo nước tưới, thu hút vốn đầu tư.  C. áp dụng công nghệ mới, phát triển chế biến và thị trường tiêu thụ.  D. quy hoạch vùng sản xuất, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.  PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi  câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai  Câu 1: Cho thông tin sau:  Hệ sinh thái tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là rừng nhiệt đới gió mùa. Mùa đông có nhiều loài  cây rụng lá, mùa hạ cây cối phát triển xanh tốt. Trong rừng có thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài  ra còn có các loài cây cận nhiệt và ôn đới như dẻ, re, sa mu, pơ mu,...; các loài thú có lông dày như gấu, chồn,...  Vào mùa đông, ở đồng bằng trồng được các loại cây vụ đông.  a) Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta chỉ có các loài nhiệt đới.  b) Mùa đông lạnh không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ở phía Bắc nước ta.  c) Sự phân bố các loài cây như dẻ, re, sa mu ở phía Bắc cho thấy ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đa dạng. d) Nhiều loài cây rụng lá vào mùa đông, trong rừng có các loài thú có lông dày là do phần lãnh thổ phía  Bắc khí hậu có một mùa đông lạnh.  Câu 2: Cho thông tin sau:  Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và  đời sống của con người nên có cơ cấu ngành đa dạng và phức tạp. Việc phân chia các ngành dịch vụ hiện nay  dựa vào các hoạt động dịch vụ diễn ra trong thực tế với ba nhóm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và  dịch vụ công. Ở nước ta, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và phát triển ngày càng đa dạng.  a) Dịch vụ góp phần quan trọng trong thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. b) Cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta ngày càng đa dạng.  c) Thể dục thể thao, du lịch, y tế, giáo dục thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh.  d) Hệ thống chính sách cùng sự phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ tạo nên sự đa dạng về cơ cấu  ngành dịch vụ nước ta. Câu 3: Cho thông tin sau:  Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng phì nhiêu, được coi là vựa lúa, vựa trái cây, vựa thủy sản  của đất nước, nhưng Đồng bằng sông Cửu Long lại đang đứng trước nạn hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở do  biến đổi khí hậu gây ra. Từ đó, đã và đang gây ra nhiều tác động đáng lo ngại đối với vùng Đồng bằng sông  Cửu Long tại Việt Nam.  a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai. b) Diện tích canh tác nông nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, hoa màu, cây ăn trái và nuôi trồng  thủy sản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm.  c) Tăng cường khai thác và sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch của vùng như dầu khí, than bùn là giải  pháp để giảm thiếu nguồn phát thải khí nhà kính. 

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.