PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Những Dấu Chỉ của Thi Ca Triết Việt - Đông Lan.pdf

Những Dấu Chỉ của Thi Ca Triết Việt Đông Lan Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động Nguồn: http://vnthuquan.net Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Mục lục Những Dấu Chỉ của Thi Ca Triết Việt
Đông Lan Những Dấu Chỉ của Thi Ca Triết Việt * Quan Thư và Hán Quảng ( Kinh Thi ) * Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo. * Con Mèo Mà Trèo Cây Cau. * Tâm Đạo trong Truyện Kiều. * Thiếu Phụ Nam Xương. * Con Cò và Nguyên Lý Mẹ. Theo tinh thần Tây Phương, tùy theo từng thời kỳ, có những kỳ gian Thi Ca bị lọai bỏ ra khỏi Triết học, đến nỗi Platon, học trò của Socrate (một triết gia Hy Lạp, giữa thế kỷ thứ V và IV trước Tây Lịch), phải đem đốt đi những tập thơ của mình trước kia để theo chân thầy học Triết. Nhưng với trào lưu mới hiện nay, như Nietzsche, Holderlin, và với triết gia hàng đầu Heidegger của Tây Phương, thì “ Chỉ duy nhất có Thi Ca mới đứng trên cùng bình diện với Triết Lý và Suy Tư Triết Lý”.( Seule la poésie est du même ordre que la philosophie et le penser philosophique, Introduction à la métaphysique, trang 34) Nhưng còn với Đông Phương, thì sự tương quan kết hợp giữa Triết Lý và Thi Ca đã có truyền thống trong dòng văn hóa lâu đời của chúng ta. Khổng tử khi san định Kinh Thi, đã thâu nhận các bài thi ca nơi thôn dã trong dân gian các nước nơi miền đất phương Nam của Bách Việt vào làm những bài thơ trong phần mở đầu, gọi là phần “Quốc Phong” của Kinh Thi.Tất cả Kinh Thi có khoảng 300 bài, thì phần thơ trong Quốc Phong đã tới 160 bài. Ngay bài mở đầu Quốc Phong :
Quan quan cái con Thư Cưu Chim trống chim mái cùng nhau bãi ngoài Dịu dàng thục nữ như ai Sánh cùng quân tử tốt đôi vợ chồng. ( Quan quan thư cưu Tại Hà chi châu Yểu điệu thục nữ Quân tử hảo cầu ) Hà ở đây không phải là con sông, mà là cái gò ở giữa sông. Cưu là một giống chim nước hay sống ở miền Dương tử giang và Hoài giang gồm nhiều loại như Cốt cưu, Quýnh cưu, Thư cưu, Cung cưu, Cưu cư...Ta nhận ra ngay hình ảnh loài chim nước của đất nước Việt xuất hiện với thi ca tình tứ qua cặp chim Thư Cưu thường quấn quýt không rời nhau nhưng không có vẻ lả lơi. Điều này còn được kiện chứng hơn nữa khi tới bài “ Hán Quảng”: Bên bờ sông Hán sông Giang, Có cô con gái khó ai mơ màng. Mênh mông sông Hán sông Giang, Muốn sang chẳng được bè sang khó lòng. ( Hán chi quảng hĩ Bất khả vịnh chi Giang chi vĩnh hĩ Bất khả phương ti ( tư). Sông Hán là chi nhánh của sông Dương Tử. Như vậy rõ ràng địa bàn thơ

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.