PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text SUMMARY CHAPTER 7_STICKY PRICES-THE DORNBUSCH MODEL.pdf

SUMMARY CHƯƠNG 7 GIÁ CỨNG NHẮC – MÔ HÌNH DORNBUSCH I. Đề cương mô hình và các giả định a. Mô hình tuân theo 2 quy ước: - Tập trung vào nền kinh tế “nhỏ” ở Anh. Mức giá P* và lãi suất r* được lấy ở nước ngoài (Mỹ) - Giả định ban đầu không có lạm phát và tỷ giá hối đoái không biến động. Sau đó xem xét tác động tác động của việc gia tăng cung tiền tới tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa. b. Các giả định 1. Tổng cầu được xác định bởi cơ chế kinh tế mở IS-LM 2. Thị trường tài chính điều chỉnh ngay lập tức. Các nhà đầu tư không quan tâm đến rủi ro (risk neutral), ngang giá lãi suất (UIRP) luôn được duy trì mọi lúc r = r* + ∆S e Trong đó: r: lãi suất ở Anh r*: lãi suất của Mỹ (nước ngoài) ∆se : mức thay đổi trong tỷ giá hối đoái kỳ vọng 3. Mức giá là cố định II. Thị trường tài chính và kỳ vọng Phương trình hiệu quả cơ chế kỳ vọng: ∆S e = θ(Sത − S) θ > 0 Trong đó: S: log của tỷ giá hối đoái danh nghĩa Sത: log của tỷ giá hối đoái cân bằng θ: hệ số phản ánh mức độ nhạy cảm của kỳ vọng thị trường đối với việc định giá quá cao hoặc quá thấp của đồng tiền so với mức cân bằng. θ càng lớn thì tỷ giá hối đoái được kỳ vọng giảm. Điểm cân bằng ban đầu tại A, với tỷ giá hối đoái S̅0, lãi suất Anh bằng Mỹ (r*), do đó tỷ giá kỳ vọng sẽ không thay đổi. Lãi suất trong nước giảm còn r1, theo điều kiện UIRP, S sẽ phải lớn hơn mức cân bằng để tạo ra kỳ vọng về sự tăng giá của đồng nội tệ trong tương lai. Tại điểm cân bằng mới trong ngắn hạn (điểm m), giá trị đồng nội tệ ở dưới mức cân bằng với tỷ giá hối đoái S1. Ngược lại, khi lãi suất trong nước tăng lên r2, điểm cân bằng mới trong ngắn hạn tại n, đồng nội tệ tăng giá (S giảm) xuống mức S2 và kỳ vọng tương lai giá giảm xuống mức cân bằng tại điểm A. Kết luận: Tại mọi điểm cân bằng tỷ giá hối đoái dài hạn như S̅0 hoặc S̅3 có một đường thẳng (RP) dốc xuống từ trái sang phải, biểu thị các kết hợp khả thi của tỷ giá S và lãi suất r trong ngắn hạn. Dọc theo đường này, đồng nội tệ sẽ tăng giá tại các điểm nằm dưới đường thẳng đi qua r* và ngược lại. Độ dốc của đường RP cân bằng với giá trị của tham số điều chỉnh kỳ vọng θ. Hệ số này càng lớn thì độ nhạy cảm của kỳ vọng càng lớn. Nghĩa là khi đồng tiền bị định trên giá, hệ số này càng lớn thì tỷ giá hối đoái được kỳ vọng giảm càng nhanh và ngược lại. Ngang giá lãi suất không phòng ngừa xảy ra tại mọi điểm trên đường RP nên thị trường tài chính quốc tế luôn trong trạng thái cân bằng (ngắn hạn) tại mọi điểm.
III. Thị trường hàng hóa Trong ngắn hạn, mức giá cố định. Theo thời gian, tỷ giá hối đoái danh nghĩa và mức giá thay đổi với tốc độ tỷ lệ thuận với lượng cầu dư thừa. IV. Cân bằng trong dài hạn Trạng thái cân bằng dài hạn được đặc trưng bởi các điều kiện sau: (1) Tổng cầu bằng tổng cung => Không có áp lực tăng hoặc giảm đối với mức giá. (2) Lãi suất của Anh và Mỹ bằng nhau => Tỷ giá hối đoái là cố định, không có kỳ vọng giảm giá hay tăng giá. (3) Tỷ giá hối đoái thực ở mức dài hạn => Không có thặng dư cũng như thâm hụt trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán. Các điều kiện này được thỏa mãn tại các điểm A, C, F và H trong Hình 7.2(b), (d), (c) và (a) tương ứng. Từ hình 7.2(b), với mức cân bằng ban đầu (tại A) của giá P0 trong nước và cung tiền danh nghĩa M0, lượng tiền thực có nghĩa là đường LM cắt đường IS tại mức lãi suất r*, và tổng cầu yത. Không có sự khác biệt lãi suất với Mỹ do đó không có sự giảm giá hoặc tăng giá dự kiến trong tỷ giá hối đoái (tại H). Cũng có nghĩa là thị trường hàng hóa ở trạng thái cân bằng, với thu nhập và sản lượng quốc gia ở mức dài hạn là yത (điểm C). Tại điểm F, sự kết hợp giữa mức giá trong nước Pഥ0 và tỷ giá hối đoái S̅0 nghĩa là tài khoản vãng lai của Anh cân bằng. V. Mở rộng tiền tệ Giả sử tăng cung tiền từ M0 lên M1 = 1,25M0 1. Hiệu ứng dài hạn Sau khi cung tiền tăng, trong dài hạn: - Sản lượng không đổi, yത - Lãi suất không đổi, r ∗ Đường cong IS và LM kết thúc tại vị trí giống như trước khi xảy ra việc gia tăng cung tiền => Điểm cân bằng tại A Để đường LM ở vị trí cũ thì cung tiền thực phải giảm về giá trị cũ nghĩa là khi cung tiền danh nghĩa tăng 25% thì mức giá phải tăng 25%: Đường IS chỉ phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực Q = SP*/P. Để đường IS không thay đổi thì tỷ giá hối đoái thực (Q) không đổi. Khi đó tỷ giá hối đoái sẽ tăng một mức S̅1 = 1,25S̅0 Qଵ = SଵP ∗ Pଵ = 1.25S଴P ∗ 1.25P଴ = Q଴
Sau khi cung tiền tăng, trong dài hạn: - Sản lượng không đổi, yത - Mức giá tăng từ P଴ đến Pଵ Tổng cầu dịch chuyển lên trên, tổng cung thẳng đứng. => Điểm cân bằng mới tại D Sau khi cung tiền tăng, trong dài hạn: - Mức giá tăng từ P଴ đến Pଵ - Tỷ giá hối đoái tăng từ Sത ଴ đến Sത ଵ Tài khoản vãng lai cân bằng. => Điểm cân bằng mới tại G Lưu ý: Sự cân bằng mới liên quan đến việc giảm giá theo tỷ lệ với sự gia tăng của tỷ giá và cung tiền. Nói cách khác, giá đô la Mỹ sẽ tăng từ S0 lên S1=1.25S0 để bù đắp cho lạm phát tại Anh tăng 25%, qua đó đảm bảo được tính cạnh tranh tương đối của 2 thị trường. Sau khi cung tiền tăng, trong dài hạn: - Lượng tiền thực trở về giá trị ban đầu, nền kinh tế đạt cân bằng tại điểm A trong mô hình IS-LM, lãi suất phải bằng Mỹ (r*) - Tỷ giá hối đoái tăng từ Sത ଴ đến Sത ଵ Tài khoản vãng lai cân bằng. => Điểm cân bằng mới tại J Điểm cân bằng ban đầu: A, C, F, H Sau khi tăng cung tiền, điểm cân bằng mới: A, D, G, J => Khi mở rộng cung tiền, kết quả nhận được là mức giá tăng lên và đồng nội tệ mất giá 2. Hiệu ứng tác động Lượng tiền danh nghĩa tăng lên và mức giá không đổi  Lượng tiền thực tăng  Đường LM dịch xuống  Lãi suất giảm Sự giảm lãi suất được giảm bớt bởi đường cong IS dịch chuyển. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm trong khi mức giá trong nước không đổi nên khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Anh đã được cải thiện, kích thích nhu cầu sản lượng và đẩy đường IS sang phải. => Nền kinh tế ở trạng thái cân bằng ngắn hạn tại điểm b, tại đó tổng cầu đã được thúc đẩy bởi cả hai hiệu ứng này và lãi suất đã giảm xuống r1. Đồng thời tổng cầu tăng lên y1 tại điểm e
Với lãi suất r1, trạng thái cân bằng tạm thời nằm ở điểm k trên đường RP đi qua tỷ giá hối đoái cân bằng dài hạn mới Sത ଵ . Mức độ vượt quá điểm cân bằng phụ thuộc vào: - Độ nhạy cảm với lãi suất của cầu tiền - Độ dốc của đường RP Mở rộng cung tiền làm cho tỷ giá tăng từ Sത0 đến S2 làm cho Bảng Anh mất giá vượt quá sự mất giá dài hạn của nó (Sത1), làm tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa của Anh, đưa nền kinh tế đến điểm w.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.