PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 4070. Sở Sơn La (giải).pdf



Câu 17: Suất điện động cảm ứng trong cuộn dây của stato sẽ xuất hiện khi A. từ trường qua cuộn dây biến thiên. B. cuộn dây được giữ cố định. C. rôto và stato đứng yên. D. từ trường qua cuộn dây không đổi. Câu 18: Trong máy phát điện xoay chiều một pha mô tả ở trên, vai trò của stato là A. tạo ra từ trường quay. B. đứng yên và chứa các cuộn dây để tạo suất điện động cảm ứng. C. làm quay cuộn dây trong từ trường. D. tạo dòng điện một chiều. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho dòng điện có cường độ 10 A chạy qua một đoạn dây dẫn thẳng chiều dài 10 cm được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,3. 10−2 T, đường sức từ vuông góc với dây dẫn và có chiều hướng từ trong ra ngoài như hình vẽ. a) Chiều của lực từ được xác định bằng quy tắc bàn tay trái. b) Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải. c) Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện có độ lớn là 3 mN. d) Nếu đưa thêm một từ trường đều có cảm ứng từ B ′ = 0,4. 10−2 T vuông góc với từ trường ban đầu thì lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn là 5 mN. Câu 2: Một nhà máy điện hạt nhân sử dụng nguyên liệu hạt nhân là 235 U. Biết rằng mỗi phân hạch sẽ tỏa năng lượng 200 MeV. Hiệu suất của nhà máy phát điện là 40%. Công suất phát điện của nhà máy là 1500 MW. a) Nhà máy điện hạt nhân khai thác năng lượng tỏa ra trong phản ứng phân hạch chuyển hóa thành điện năng. b) Nhà máy điện sản xuất ra năng lượng điện trong 1 ngày là 36000 số điện (1 số điện = 1kWh). c) Khối lượng của nguyên liệu 235U nhà máy tiêu thụ trong 1 ngày là 3,952 kg. d) Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là 30MJ/kg thì lượng than đá tiêu thụ để sản xuất ra năng lượng điện tương đương trong 1 ngày là 108 tấn. Câu 3: Bọ cánh cứng Bombardier Châu Phi có thể phun ra một luồng hơi hợp chất từ phần đầu qua bụng để phòng thủ. Cơ thể bọ cánh cứng có các khoang chứa hai loại hóa chất, khi bọ cánh cứng bị đe dọa, các hóa chất này được kết hợp trong một khoang, gọi là khoang phản ứng, tạo ra một hợp chất được làm nóng từ nhiệt độ ban đầu lên đến 100∘C bởi nhiệt lượng sinh ra từ phản ứng. Áp suất cao được tạo ra cho phép hợp chất được phun ra với tốc độ lên đến 19 m/s làm hoảng sợ các loại động vật ăn thịt. Giả sử nhiệt dung riêng của hợp chất giống với nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg. K) và nhiệt độ ban đầu của các hóa chất là 20∘C. a) Độ chênh lệch nhiệt độ của hợp chất sau khi được làm nóng là 80 K. b) Nhiệt lượng sinh ra từ phản ứng dùng để làm nóng hợp chất từ 20∘C đến 100∘C và cung cấp động năng cho hợp chất đó phun ra. c) Phần nhiệt lượng dùng để làm nóng hợp chất được tính bằng biểu thức Q = mcΔt. d) Nhiệt lượng sinh ra trên một đơn vị khối lượng từ phản ứng của hai loại hóa chất là 3,3 kJ/kg.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.