Nội dung text 81. Sở Tây Ninh L1 - [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học ].docx
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 04 trang) KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 Môn thi: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh: ……………………………… Số báo danh: …………………………………. Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử như sau: Cặp oxi hoá – khử Al 3+ /Al Zn 2+ /Zn Fe 2+ /Fe Cu 2+ /Cu Ag + /Ag E 0 (V) –1,676 –0,763 –0,440 +0,340 +0,799 Pin Galvani X được thiết lập từ hai trong số các cặp oxi hoá – khử trên có sức điện động chuẩn là 2,475 V. Pin Galvani X là pin A. Fe-Cu. B. Fe-Ag. C. Al-Zn. D. Al-Ag. Câu 2. Trong pin điện hoá, quá trình oxi hoá A. chỉ xảy ra ở cực dương. B. xảy ra ở cả hai cực. C. chỉ xảy ra ở cực âm. D. không xảy ra ở cả hai cực. Câu 3. Peptide nào sau đây không có phản ứng màu biuret? A. Gly-Ala-Gly. B. Ala-Ala-Gly-Gly. C. Ala-Gly. D. Ala-Gly-Gly. Câu 4. Chất nào sau đây được dùng làm chất giặt rửa tổng hợp? A. C 15 H 31 COONa. B. CH 3 [CH 2 ] 11 –C 6 H 4 –SO 3 Na. C. C 17 H 35 COONa. D. CH 3 –C 6 H 4 –ONa. Câu 5. Cho biết số thứ tự của Na trong bảng tuần hoàn là 11. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nylon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp. B. Thành phần của vật liệu composite chỉ chứa polymer. C. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. D. Cao su là những vật liệu polymer có tính đàn hồi. Câu 7. Polystyrene (PS) là chất nhiệt dẻo thường được sử dụng để sản xuất đồ nhựa như: cốc, chén dùng một lần hoặc hộp đựng thức ăn mang về tại các cửa hàng. Monomer được dùng để điều chế PS là A. C 6 H 5 CH=CH 2 . B. CH 2 =CH–CH=CH 2 . C. CH 2 =CH 2 . D. CH 2 =CH–CH 3 . Câu 8. Dạng tồn tại chủ yếu của alanine trong môi trường acid mạnh (pH = 2) là A. . B. . C. . D. . Câu 9. Số nguyên tử carbon trong 1 phân tử saccharose là A. 11. B. 12. C. 6. D. 5. Câu 10. Phản ứng chứng tỏ glucose có dạng mạch vòng là phản ứng của glucose với A. Cu(OH) 2 . B. nước bromine. C. CH 3 OH (xúc tác HCl). D. dung dịch [Ag(NH 3 ) 2 ]OH, t°. Câu 11. Nguyên tắc tách kim loại là Mã đề thi: 456
A. oxi hoá ion kim loại thành nguyên tử. B. thử ion kim loại thành nguyên tử. C. oxi hoá nguyên tử kim loại thành ion. D. khử nguyên tử kim loại thành ion. Câu 12. Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C 3 H 6 O 2 với dung dịch NaOH thu được CH 3 COONa. Công thức cấu tạo của X là A. CH 3 COOC 2 H 5 . B. HCOOC 2 H 5 . C. C 2 H 5 COOH. D. CH 3 COOCH 3 . Câu 13. Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử như sau: Cặp oxi hoá – khử Al 3+ /Al Fe 2+ /Fe Cu 2+ /Cu Ag + /Ag E 0 (V) –1,676 –0,440 +0,340 +0,799 Dựa vào bảng thể điện cực chuẩn ở trên, kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. Al. Câu 14. Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxide nào sau đây? A. Fe 2 O 3 . B. K 2 O. C. CaO. D. Na 2 O. Câu 15. Polymer nào sau đây không chứa nguyên tố nitrogen? A. Polycaproamide. B. Poly(hexamethylene adipamide). C. Polyacrylonitrile. D. Polyethylene. Câu 16. Chất X có công thức cấu tạo CH 3 –NH–C 2 H 5 Tên gọi của X là A. propylamine. B. methylamine. C. dimethylamine. D. ethylmethylamine. Câu 17. Phương pháp nào dưới đây được dùng để sản xuất bơ nhân tạo? A. Hydrogen hóa acid béo không no. B. Xà phòng hóa chất béo lỏng. C. Trung hoà acid béo không no. D. Hydrogen hóa chất béo lỏng. Câu 18. Trong phân tử amylose, các gốc ...(1)... liên kết với nhau bằng liên kết ...(2)... Các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (1) và (2) là A. β-glucose; β-1,6-glycoside. B. β-glucose; β-1,4-glycoside. C. α-glucose; α-1,4-glycoside. D. α-glucose; α-1,6-glycoside. Phần II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm mạ đồng (copper) lên chiếc thìa kim loại. Giả thuyết được nhóm học sinh đưa ra là: “Nồng độ CuSO 4 trước và sau quá trình mạ là không đổi”. Để kiểm chứng giả thuyết, nhóm học sinh tiến hành quá trình mạ theo các bước như sau: - Bước 1: Cân để xác định khối lượng ban đầu của chiếc thìa là 10 gam và của thanh đồng nguyên chất là 15 gam. - Bước 2: Nối chiếc thìa với 1 điện cực và thanh đồng với điện cực còn lại của nguồn điện một chiều rồi nhúng vào cốc chứa dung dịch CuSO 4 để tiến hành mạ với hiệu điện thế thích hợp (như hình vẽ): - Bước 3: Sau thời gian 15 phút điện phân, lấy chiếc thìa và thanh đồng ra khỏi cốc, làm khô cẩn thận, đem cân thì thấy khối lượng của chiếc thìa là 10,32 gam, của thanh đồng là 14,68 gam. Biết hiệu suất của quá trình đạt 100%. a) Tại anode xảy ra quá trình khử ion Cu 2+ , tại cathode xảy ra quá trình oxi hoá Cu. b) Sau khi mạ xong, độ giảm khối lượng của thanh đồng bằng độ tăng khối lượng của chiếc thìa. c) Do khối lượng của thanh đồng giảm nên giả thuyết ban đầu của nhóm học sinh là sa d) Thanh đồng được nối với cực dương, chiếc thìa được nối với cực âm của nguồn điện.
Câu 2. Lactomer là một loại polymer phân hủy sinh học, được ứng dụng nhiều trong ngành y tế. Lactomer có khả năng phân hủy một cách tự nhiên trong cơ thể mà không gây tác dụng phụ nên được sử dụng để sản xuất chỉ khâu tự tiêu. Loại chỉ khâu này có thể tan và phân hủy từ từ trong cơ thể tạo thành glycolic acid, lactic acid rồi bị đào thải nhờ các quá trình sinh hoá. Sau khoảng 2 tuần thì chỉ khâu hoàn thành nhiệm vụ của nó, lúc này các mô tổn thương đã kịp lành. Lactomer được tạo ra từ lactic acid và glycolic acid theo phương trình hoá học: a) Glycolic acid và lactic acid đều thuộc loại carboxylic acid no, đơn chức. b) Lactomer bị phân huỷ là do sự thuỷ phân các nhóm chức ester trong phân tử. c) Phản ứng điều chế lactomer là phản ứng trùng hợp. d) Mỗi mắt xích trong lactomer có 5 nguyên tử carbon. Câu 3. Ắc quy chì (Lead-acid Battery) là nguồn điện thông dụng, tạo ra dòng điện ổn định và đặc biệt có thể tái sử dụng. Cấu tạo của ắc quy chì như hình bên. Khi ắc quy phóng điện, quá trình xảy ra tại các điện cực như sau: Anode: Pb + HSO 4 – → PbSO 4 – + H + + 2e Cathode: PbO 2 + HSO 4 – + 3H + + 2e → PbSO 4 + 2H 2 O
Khác với pin Galvani, ắc quy có thể tái sử dụng bằng cách áp dòng điện bên ngoài để các phản ứng ở điện cực xảy ra theo chiều ngược với khi phóng điện (gọi là quá trình nạp điện hay tích điện). a) Khi nạp điện, ắc quy đóng vai trò như bình điện phân. b) Khi ắc quy phóng điện cũng như nạp điện, nồng độ H 2 SO 4 không đổi. c) Khi ắc quy phóng điện, tại anode xảy ra quá trình oxi hoá chỉ (lead). d) Khi ắc quy phóng điện, tại cathode xảy ra quá trình khử lead dioxide (PbO 2 ). Câu 4. Quặng vàng (Gold) tồn tại trong tự nhiên thường có hàm lượng vàng thấp. Phương pháp tách vàng phù hợp hiện nay là phương pháp Cyanide. Theo phương pháp này, để thu hồi vàng từ quặng, người ta thường nghiền nhỏ quặng rồi hoà tan trong dung dịch KCN (potassium cyanide, rất độc) cùng với dòng không khí liên tục được thổi vào. Khi đó, vàng bị hoà tan tạo thành phức chất (các chất khác trong quặng không phản ứng với KCN): 4Au(s) + 8KCN(aq) + O 2 (g) + 2H 2 O(l) → 4K[Au(CN) 2 ](aq) + 4KOH(aq) (1) Tiếp theo cho bột kẽm đến dư vào dung dịch phức, thu được bột vàng (có lẫn một ít bột kẽm): Zn(s) + 2K[Au(CN) 2 ] (aq) → K 2 [Zn(CN) 4 ] (aq)+ 2Au(s) (2) a) Phương pháp tách vàng ở trên thân thiện với môi trường. b) Phương pháp tách vàng ở trên là phương pháp thuỷ luyện. c) Để loại bỏ Zn lẫn trong bột vàng, có thể dùng dung dịch HCl. d) Để thu được 37,5 gam vàng cần 23,5 gam KCN (hiệu suất cả quá trình tách đạt 95%). Biết nguyên tử khối của C = 12; N = 14; K = 39; Au = 197.