PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 3 Viết. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống.docx

Ngày soạn:…./…./….. Ngày dạy:…./…./…... VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: 1. Kiến thức  HS xác định được khái niệm luận đề và luận điểm của một văn bản nghị luận.  Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù - HS xác định được khái niệm luận đề và luận điểm của một văn bản nghị luận. - Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv yêu cầu HS: Em thường quan tâm đến những vấn đề xã hội nào hiện nay? Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo và trao đổi nhiệm vụ học tập - GV mời 1 – 2 HS trình bày về nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv gợi mở: Căn bệnh “Hikikomori” – sống tách biệt với xã hội của giới trẻ hiện nay, Lười đọc – xa rời tri thức, sở thích chạy theo những giá trị ảo,…. - Gv dẫn dắt vào bài học: Có rất nhiều vấn đề xã hội đang diễn ra hằng ngày trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,….Vậy để viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội với những người thân, bạn bè,…Chúng ta cần trình bày như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC  Hoạt động 1: Tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi viết một bài văn a. Mục tiêu: Xác định được một số điểm cần lưu ý khi viết một bài văn. b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ I. Tìm hiểu chung
- GV yêu cầu HS:  + Luận đề là gì? + Luận điểm là gì? + Thế nào là bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học; - HS trình bày sản phẩm.   Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. 1. Luận đề và luận điểm trong văn nghị luận - Luận đề: là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận. - Luận điểm: là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề. Trong văn bản nghị luận, luận đề được thể hiện bằng luận điểm và làm sáng tỏ bằng lí lẽ, dẫn chứng. 2. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận - Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế. - Ý kiến đánh giá chủ quan: là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở kiểm chứng. Do vậy, để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được các bằng chứng khách quan. - Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau: Bằng chứng khách quan Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết Là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá
nơi chốn, con người và sự kiện… nhân về một vấn đề đang tranh cãi, dự đoán về tương lai, đánh giá chủ quan về sự việc, hiện tượng; có thể có được diễn đạt bằng các cụm từ như: tôi cho rằng, tôi thấy… hoặc các tính từ thể hiện sự đánh giá chủ quan. Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu, có nguồn đáng tin cậy, có thể xác định đúng, sai dựa vào thực tế. Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải của cá nhân; không có cơ sở để kiểm chứng. Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước a. Mục tiêu: Nắm được cách viết bài văn. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.