PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam.docx

Thực trạng giải quyết tranh chấp KD - TM tại Tòa Kinh tế - TAND tỉnh Quảng Nam MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu 1 2. Tình hình nghiên cứu 1 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Mục đích nghiên cứu 2 5. Bố cục của chuyên đề 2 CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN 3 1. Tranh chấp kinh doanh, thương mại 3 2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án 4 2.1. Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án 4 2.2. Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 5 2.2.1. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự 6 2.2.2. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật 7 2.2.3. Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ 8 2.2.4. Nguyên tắc hòa giải 9 2.2.5. Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời 10 2.2.6. Nguyên tắc xét xử công khai 10 2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Tòa Kinh tế 11 2.3.1. Chức năng của Tòa Kinh tế 11 2.3.2. Nhiệm vụ của Tòa Kinh tế 12 2.4. Thẩm quyền của Tòa kinh tế trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 12 2.4.1. Thẩm quyền theo vụ việc 13 2.4.2. Thẩm quyền theo cấp xét xử 13 2.4.3. Thẩm quyền theo lãnh thổ 14 2.4.4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn 15 2.5. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa kinh tế 16 2.5.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án KDTM 16 2.5.2. Chuẩn bị xét xử 18
Thực trạng giải quyết tranh chấp KD - TM tại Tòa Kinh tế - TAND tỉnh Quảng Nam 2.5.3. Phiên tòa sơ thẩm 19 2.5.4. Thủ tục phúc thẩm 20 2.5.5. Thủ tục xem xét lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC CHẤP KINH DOANH - THƯƠNG MẠI TẠI TÒA KINH TẾ - TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM 27 1. Thực trạng giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án ở nước ta hiện nay 27 2. Thực trạng phát sinh tranh chấp kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 29 2.1. Khái quát tình hình kinh tế Quảng Nam 29 2.2. Thực trạng tranh chấp kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 31 2.2.1. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp 31 2.2.2. Ảnh hưởng của tranh chấp KDTM đến môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh 34 3. Thực trạng giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam 35 2.1. Một số vấn đề về công tác giải quyết, xét xử án kinh doanh, thương mại tại Tòa kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam 36 2.2. Những khuyết điểm, tồn tại trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam 39 2.3. Đánh giá chung về các ưu khuyết điểm trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam 44 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 46 1. Những hạn chế trong quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án ở nước ta hiện nay và một số giải pháp 46  Văn bản luật và văn bản hướng dẫn còn chưa thống nhất 46  Chồng chéo giữa các văn bản pháp luật 47  Một số quy định pháp luật còn chưa rõ ràng, cụ thể 49  Hoàn thiện pháp luật về mô hình, cơ cấu tổ chức Tòa án 51  Hoàn thiện công tác tổ chức thi hành Bản án, quyết định của Tòa án 52 2. Giải pháp trên các phương diện khác 52  Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ trong giải quyết tranh chấp KDTM 52  Nâng cao chất lượng xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 53  Thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật 55 3. Kiến nghị 55 KẾT LUẬN 57
Thực trạng giải quyết tranh chấp KD - TM tại Tòa Kinh tế - TAND tỉnh Quảng Nam DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. TAND : Tòa án nhân dân 2. TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao 3. BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự 4. BLDS : Bộ luật dân sự 5. KDTM : kinh doanh, thương mại 6. TNHH : trách nhiệm hữu hạn 7. TP : thành phố 8. NoN & PTNN : nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thực trạng giải quyết tranh chấp KD - TM tại Tòa Kinh tế - TAND tỉnh Quảng Nam 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Các hoạt động kinh tế luôn có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi những hoạt động này diễn ra sẽ không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh do nhiều nguyên nhân. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, số lượng các tranh chấp trong kinh doanh ngày càng tăng với mức độ ngày càng phức tạp. Vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh là điều cần thiết để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh. Để thực hiện chức năng kinh tế của mình, Nhà nước ta đã ban hành Hệ thống quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Và thông qua các cơ quan chức năng hoặc các tổ chức được pháp luật thừa nhận để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn. Hiện nay, có thể nói, Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp quan trọng và phổ biến nhất ở Việt Nam. Trong hệ thống Tòa án nhân dân thì giải quyết các tranh chấp KDTM thuộc chức năng của Tòa kinh tế, là một Toà chuyên trách thành lập theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 28/12/1993 và có hiệu lực từ ngày 01/07/1994. Việc giải quyết tranh chấp KDTM cần được thực hiện một cách đúng đắn, kịp thời góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cũng như đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và an ninh quốc gia. Đây là mối quan tâm của nhiều người trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay. Chính từ thực tiễn này, tôi lựa chọn vấn đề “Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Các hoạt động KDTM trong thời kỳ hội nhập quá phong phú, đa dạng làm cho số lượng tranh chấp phát sinh trong hoạt động này ngày càng nhiều. Nếu trước đây, các tranh chấp KDTM thường là tranh chấp về mua bán hàng hóa và một phần về cung ứng dịch vụ; thì hiện nay, nhiều loại tranh chấp mới đã phát sinh như tranh chấp về mua bán licence, nhượng quyền thương mại, …Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, cùng với mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, hoạt động trong lĩnh vực KDTM thu hút rất nhiều các chủ thể; và chính trong mối quan hệ kinh tế này luôn tìm ẩn nguy cơ phát sinh các tranh chấp nhằm tranh giành lợi ích giữa các bên. Những vấn đề liên quan đến tranh chấp KDTM được rất nhiều người quan tâm, và tất nhiên bao gồm cả các phương thức giải quyết tranh chấp khi nó phát sinh. Ở nước ta hiện nay, Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp KDTM phổ biến nhất và việc giải quyết các tranh chấp KDTM được quy định trong khá nhiều văn bản pháp lý. Theo Điều 29 BLTTDS 2004 thì các tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế; và các văn bản pháp lý quy định vấn đề giải quyết các tranh chấp trên có thể là Bộ luật dân sự hay Luật chuyên ngành như Luật Thương mại, Luật Doạnh nghiệp,...

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.