Nội dung text PHẦN I . CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - QUAN NIỆM DARWIN VỀ CLTN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI-GV.docx
QUAN NIỆM DARWIN VỀ CLTN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là A. Lamarck. B. Mendel. C. Morgan. D. Darwin. Câu 2. Darwin tham gia chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới trên tàu Beagle vào năm nào? A. 1831. B. 1931. C. 2021. D. 2001. Câu 3. Theo quan niệm của Darwin, nguồn nguyên chủ yếu của quá trình tiến hóa là A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. B. đột biến gen. C. biến dị cá thể. D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Câu 4. Theo quan niệm Darwin, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể sinh vật. B. tế bào. C. loài sinh học. D. quần thể sinh vật. Câu 5. Theo Darwin, hình thành loài mới diễn ra theo con đường A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. chọn lọc tự nhiên. D. phân li tính trạng. Câu 6. Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên là A. tạo nên nhiều loài sinh vật từ một loài ban đầu. B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi. C. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi. D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới. Câu 7. Từ giống gà chọi ban đầu các nhà chọn giống đã tạo ra nhiều giống gà khác nhau, đây là hiện tượng A. chọn lọc tự nhiên. B. đấu tranh sinh tồn. C. phân li tính trạng. D. chọn lọc nhân tạo. Câu 8. Theo Darwin, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. sự cạnh tranh giữa các sinh vật (đấu tranh sinh tồn). B. đột biến nguồn nguyên liệu chủ yếu. C. thường biến những biến đổi do sự biến đổi của môi trường. D. biến dị tổ hợp nguồn nguyên liệu chủ yếu trong quần thể. Câu 9. Theo Darwin kết quả của đấu tranh sinh tồn là A. chỉ một số ít cá thể được sinh ra sống sót qua mỗi thế hệ. B. tất cả các cá thể đều sống sót và sinh sản tốt. C. hình thành các cá thể mới thích nghi hơn các cá thể cũ. D. hình thành nhiều loài mới từ một loài cũ ban đầu. Câu 10. Các bước trong phương pháp nghiên cứu của Darwin khi xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài là A. hình thành giả thuyết → quan sát thu thập dữ liệu → kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm. B. hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm→ quan sát thu thập dữ liệu. C. hình thành giả thuyết → quan sát thu thập dữ liệu → kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm. D. quan sát thu thập dữ liệu → hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm.. Câu 11. Darwin quan niệm biến dị cá thể là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động B. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được
Mười ba loài chim họ sẻ là đặc hữu của Quần đảo Galapagos, chúng có vẻ ngoài tương tự nhau ngoại trừ hình dáng và kích cỡ riêng biệt của mỏ. Với mỏ khác nhau, chúng có thể lợi dụng nguồn thức ăn đặc biệt trên từng hòn đảo riêng biệt. Một số ăn giống như chim gỗ kiến, một số dùng mỏ để đào sâu bỏ từ các lỗ, và số khác ăn những con ve và con tích ký sinh trên lưng rùa. Đây là ví dụ kinh điển cho hiện tượng tiến hóa phân li. Câu 19. Sau khi tham gia chuyến hành trình vòng quanh thế giới, Darwin đã quan sát và rút ra những nhận xét như sau: 1) Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống đến tuổi trưởng thành. 2) Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi. 3) Các cá thể có cùng một bố, mẹ vẫn khác nhau về nhiều đặc điểm. Giải thích nào sau đây đúng với quan điểm của Darwin? A. Chọn lọc tự nhiên đã loại bỏ những cá thể kém thích nghi hơn. B. Do quy luật phát triển của quần thể sinh vật. C. Do tác động của yếu tố ngẫu nhiên nên những cá thể mang biến dị thích nghi bị đào thải. D. Các cá thể có xu hướng xuất cư khi kích thước quần thể tăng lên. Câu 20. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Darwin, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A.ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu B.chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể qua nhiều thế hệ. C.chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu qua nhiều thế hệ. D.khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. Hướng dẫn giải Đáp án B Darwin chưa phân biệt đột biến và thường biến nên ý C là sai, như vậy chỉ có ý B là phù hợp. Câu 21. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Darwin là A. giải thích được sự hình thành loài mới. B. đề xuất khái niệm biến dị cá thể nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này. C. giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi. D. phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Câu 22. Từ giống cải hoang dại ban đầu các nhà chọn giống đã tạo ra nhiều giống bắp cải phù hợp các mục đích khác nhau, đây là hiện tượng? A. chọn lọc tự nhiên. B. đấu tranh sinh tồn. C. phân li tính trạng. D. chọn lọc nhân tạo. Câu 23. Theo Darwin, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng trực tiếp của điều kiện sống. B. các biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định