Nội dung text Câu 72 . BÀI TẬP THỰC TẾ.docx
1 CÁC CÂU PHÁT TRIỂN TƯƠNG TỰ CÂU 72 MINH HỌA 2024 Câu 72 ĐỀ MINH HỌA 2024: Một vết nứt trên đường ray tàu hỏa có thể tích 6,72 cm 3 . Dùng hỗn hợp tecmit (Al và Fe 2 O 3 theo tỉ lệ mol tương ứng 2: 1) để hàn vết nứt trên. Biết: lượng Fe cần hàn cho vết nứt bằng 79% lượng Fe sinh ra; khối lượng riêng của sắt là 7,9 gam/cm 3 ; chỉ xảy ra phản ứng khử Fe 2 O 3 thành Fe với hiệu suất của phản ứng bằng 96%. Khối lượng của hỗn hợp tecmit tối thiểu cần dùng là A. 116,88 gam. B. 133,75 gam. C. 105,66 gam. D. 128,40 gam. Câu 72.1 Hàm lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,3% về khối lượng. Để xác định hàm lượng lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 mL dung dịch. Biết rằng tất cả lưu huỳnh đioxit đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 mL dung dịch này cho tác dụng với dung dịch KMnO 4 5,00.10 -3 mol/L thì thể tích dung dịch KMnO 4 cần dùng là 12,5 ml. Phần trăm khối lượng của lưu huỳnh trong nhiên liệu trên là A. 0,25%. B. 0,50%. C. 0,20%. D. 0,40%. Câu 72.2: Theo tiêu chuẩn TCVN 1659 – 75 tiêu chuẩn nhà nước về mác gang đúc có ký hiệu là GĐ 2 tại nhà máy gang thép Thái Nguyên -tỉnh Thái Nguyên – Việt Nam có thành phần được quy định gồm săt, cacbon(4%), silic(2,75%) các thành phần khác là (1,25%).Cho 2 loại quặng sau: X là quặng hematit chứa 60% Fe 2 O 3 . Y là quặng manhetit chứa 69,6% Fe 3 O 4 . Trộn m X tấn quặng X với m Y tấn quặng Y, thu được quặng Z. Từ 1 tấn quặng Z có thể điều chế được 0,5 tấn gang với hàm lượng như trên. Tỉ lệ m X /m Y là A. 11:5. B. 2:5. C. 11:10. D. 4:3. Câu 72.3. Hàn nhiệt là phương pháp hàn dựa trên cơ sở của phản ứng tỏa nhiệt giữa một oxit kim loại với một kim loại khác có ái lực hóa học với oxi mạnh hơn. Thông dụng nhất là phản ứng giữa nhôm và oxit sắt từ (Fe3O4). Phản ứng xảy ra khi nung nóng một lượng nhỏ hỗn hợp đến nhiệt độ khoảng 1200 – 1300°C, sau đó phản ứng tiếp tục được duy trì nhờ nhiệt độ của phản ứng và lan nhanh ra toàn khối hỗn hợp làm nhiệt độ tăng lên đến 3000°C, nung nóng chảy sắt tạo thành thép lỏng và làm nóng chảy các tạp chất tạo thành xỉ lỏng.
2 Tiến hành mở lỗ rót ở đáy nồi phản ứng để rót thép lỏng vào khuôn. Thép lỏng có nhiệt độ cao nung chảy mép hàn, sau đó đông đặc tạo thành mối hàn. Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7,87 g/cm³ và lượng sắt trong mối hàn bằng 90% lượng sắt được điều chế ra và các chất được lấy đúng theo hệ số tỉ lượng. Khối lượng gần nhất của hỗn hợp tecmit cần lấy để có thể hàn được vết nứt gãy của đường ray có thể tích là 10 cm³ là A. 158 gam. B. 138 gam. C. 128 gam. D. 148 gam. Câu 72. 4 Mạ niken bóng là quá trình tạo ra một lớp mạ phủ lên bề mặt kim loại, làm bề mặt sản phẩm trở nên sáng bóng và đẹp hơn. Đồng thời, gia tăng độ bền và chống chịu, đặc biệt là chống mài mòn từ các yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường. Một tấm kim loại được đem mạ niken bằng phương pháp điện phân. Biết diện tích bề mặt kim loại là 40cm 2 , cường độ dòng điện qua bình là 2A, niken có khối lượng riêng D = 8,9.10 3 kg/m 3 , A = 58, n = 2. Tính chiều dày của lớp niken trên tấm kinh loại sau khi điện phân 30 phút. Coi niken bám đều lên bề mặt tấm kim loại. Câu 72. 5 Chiều dày của một lớp niken phủ lên một tấm kim loại là h = 0,05 mm sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30 cm 2 . Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Biết niken có A = 58, n = 2 và có khối lượng riêng là ρ = 8,9 g/cm 3 . A. 2,47A. B. 2,68A. C. 3,15A. D. 1,97A.
3 Câu 72.6: Một bác công nhân tiến hành hàn 1 cọc sắt đã bị nứt bằng 313 gam hỗn hợp X ( gồm Al và Fe 3 O 4 với tỉ lệ mol 3:1), biết 90% lượng Fe sinh ra sẽ lấp đầy vết nứt. Giả sử chỉ xaỷ ra phản ứng khử Fe 3 O 4 thành Fe , vết nứt có thể tích là 14,177 cm 3 , khối lượng riêng của sắt là 7,9 gam/cm 3 .Trong quá trình tiến hành thì hiệu suất phản ứng chỉ đạt 80%. Vậy khối lượng Fe sinh ra còn dư sau khi hàn là A. 56. B. 33,6. C.24,4. D. 11,2. Câu 72.7 : Một vết nứt trên đường ray tàu hỏa có thể tích 10,08 cm 3 . Cần dùng 197,95 gam hỗn hợp tecmit (Al và Fe 2 O 3 theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) để hàn vết nút trên. Biết: lượng Fe cần hàn cho vết nứt bằng 85% lượng Fe sinh ra; khối lượng riêng của sắt là 7,9 gam/cm3; chỉ xảy ra phản ứng khử Fe 2 O 3 thành Fe. Hiệu suất của phản ứng trên bằng bao nhiêu? A. 85,4 . B. 90,43. C.98,54. D. 78,85. Câu 72.8 Sau khi uống rượu thì ta có thể ước lượng nồng độ cồn trong máu (C) theo cách công thức được nhà khoa học người Thụy Điển Eric P. Widmark đề xuất: 0,1056 W A C r C: số mg rượu/100 mL máu; A là số mg rượu nguyên chất đã uống, W: là trọng lượng cơ thể (kg), r là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 đối với nam giới và r = 0,6 với nữ giới). Một người nữ giới trưởng thành (nặng 50 kg) đã uống một nửa lon bia và sau đó điều khiển ô tô để tham gia giao thông. Biết thể tích một lon bia là 330 mL và bia có độ cồn là 5 o .. Biết mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau: Mức nồng độ cồn Đối tượng Mức phạt tiền Xử phạt bổ sung Mức 1: Chưa vượt quá 50 mg/100 mL máu hoặc 0,25 mg/1 L khí thở Ô tô 06 - 08 triệu đồng Tước Bằng từ 10 - 12 tháng Xe máy 02 - 03 triệu đồng Xe đạp, xe đạp điện 80.000 - 100.000 đồng Mức 2: Vượt quá 50 mg đến 80 mg/100mL máu hoặc quá 0,25 mg đến 0,4mg/1 L khí thở Ô tô 16 - 18 triệu đồng Tước Bằng từ 16 - 18 tháng Xe máy 04 - 05 triệu đồng Xe đạp, xe đạp điện 200.000 - 400.000 đồng Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 mL máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 L khí thở Ô tô 30 - 40 triệu đồng Tước Bằng 22 - 24 tháng Xe máy 06 - 08 triệu đồng Xe đạp, xe đạp điện 600 - 800.000 đồng Hình thức phạt của người nữ giới là: A. Hình thức xử phạt: 06 - 08 triệu đồng, tước Bằng từ 10 - 12 tháng. B. Hình thức xử phạt: 16 - 18 triệu đồng, tước Bằng từ 16 - 18 tháng.