Nội dung text 220.11 Sách Thánh Vịnh 1.pdf
SÁCH THÁNH VỊNH Gm. Giuse Võ Đức Minh
tên tác giả, tiêu chuẩn về chủ đề, tiêu chuẩn về tên Thiên Chúa (Yavê = Chúa ; Elôhim = Thiên Chúa). Trong cấu tạo Bộ Thánh vịnh, có một vài sai biệt trong cách đánh số : Thánh vịnh Hipri Thánh vịnh LXX và Latinh 1 - 8 1 –8 9 và 10 9 (1-21. 22-39) 11 – 113 10 – 112 114 và 115 113 (1-8.9-26) 116 (1-9. 10-19) 114 và 115 117-146 116-145 147 (1-11.12-20) 146 và 147 148-150 148-150 3. Môi Trường Thánh Vịnh. Như đã nói trên, tập Thánh vịnh quy tụ những bài thánh ca của Israel trong công việc phụng tự. Vậy, công việc phụng tự của Israel đã diễn ra như thế nào ? Qua nghiên cứu, chúng ta có thể phân chia việc phụng tự của dân Israel được phát triển qua ba giai đoạn sau đây : * Từ giai đoạn Tổ phụ, đến thời đại vương quốc và kéo dài tới giai đoạn phục hưng dưới ảnh hưởng của Thứ Luật (thế kỷ XVIII đến thế kỷ VI trước công nguyên). Đặc điểm công việc phụng tự trong giai đoạn này là Dân Chúa nhìn nhận Thiên Chúa như là Vị Chúa của dân, ban ơn cứu rỗi bằng cách giải thoát dân khỏi ách nô lệ ngoại bang. Dân Chúa tiến vào Đền Thờ (hoặc nơi thờ phượng) mang tâm tình tín thác vào Vị Thiên Chúa của mình, cầu xin Thiên Chúa can thiêp để giải thoát họ. * Từ thời phục hưng của Yôsia đến thời lưu đày (đầu thế kỷ thứ VI trước công nguyên). Trong giai đoạn này, dưới ảnh hưởng của ngôn sứ Yêrêmyaư(Dân Chúa luôn luôn được mời gọi phải hoán cải nếp sống, quay trở về với Thiên Chúa. Nhưng sự hoán cải này không được thể hiện tận căn và đầy đủ, bởi vì nếp sống của dân đã quá xa Giao Ước, và họ sẽ phản bội Giao Ước (Yr 31, 31tt ; Ez 16, 58 ; 17, 15...) Người tín hữu lên Đền Thờ Yêrusalem để mong được phúc lành của Thiên Chúa, trước khi Đền Thờ bị phá hủy. * Từ sau biến cố hồi hương (cuối thế kỷ thứ V trước công nguyên). Đền Thờ được xây dựng lại. Ý thức về ơn cứu độ mang chiều kích cá nhân (Ez 18). Người công chính phải sống trong một xã hội mà ưu thế thuộc về con người có quyền lực, thuộc về kẻ dữ, kẻ gian ác. Trong bối cảnh đó, người sống trung thành với Giao Ước tự an ủi mình mỗi khi gặp hoạn nạn, gian truân trong đời sống hiện tại bằng cách tự khẳng định mình thuộc về Cộng Đồng Dân ưu tuyển, Dân Giao Ước ; và họ kiên trì trông đợi Thiên Chúa thực hiện các lời hứa Cứu Độ. Niềm hy vọng vào Đấng Mêsia chi phối việc phụng tự. Mỗi giai đoạn trong ba thời kỳ này của nền phụng tự Israel đã để lại dấu ấn trong tập Thánh vịnh. Như thế, 150 bài Thánh vịnh mang dấu vết của trên 1000 năm trong lịch sử Dân Chúa : từ bài ca Môsê (Xh 15), bài hò cái giếng (Ds 21, 17-18), đến bài ca chién thắng của thẩm phán Đêbôra (Thp 5, 2-31) ; từ bài ca âm thầm chứa chan hạnh phúc của bà Anna, mẹ tiên tri Samuel (1S 2, 1-10) đến bản ai ca trang trọng hùng tráng của Đavid khóc Saul và Yônatan (2S 1, 19-27) ; từ cuộc sống du mục lang thang nơi hoang địa, đến đời sống định cư nơi đất hứa ; từ ý thức về tôn giáo một cách đơn giản còn pha lẫn hình ảnh ngẫu thần như thời các tổ phụ, đến những nghi lễ phụng vụ đầy tinh thần nội tâm sâu sắc quy tụ toàn dân nơi Đền Thánh ; từ tâm trạng hiếu thắng – tự mãn đến tâm tình của kẻ chiến bại bị lưu đầy thấm thía hậu quả do việc bất trung với Giao Ước mang lại ... Tất cả những trạng huống đó của cả một dân tộc trong dòng lịch sử lâu dài được trình bày qua những bài thơ, bài hát ... Và sau cùng, chính ngọn đồi Sion, Đền Thánh Yiêrusalem cùng với các nghi lễ phụng vụ – đặc biệt là ba nghi lễ có cuộc hành hương : lễ Vượt Qua, lễ Ngũ Tuần, lễ