Nội dung text ĐỀ 7 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 11 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách).pdf
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 7 – H1 (Đề thi có trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 11 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Dao động là A. dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. B. chuyển động có giới hạn trong không gian của một vật quanh một vị trí xác định. C. dao động trong đó li độ của vật là một hàm tan (hay cotan) theo thời gian. D. dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) theo thời gian. Câu 2. Một chất điểm dao động có phương trình x = 4cos πt ― π 2 cm, t tính bằng s. Thời gian để chất điểm này thực hiện được một dao động toàn phần là A. 2,0 s. B. 0,5 s. C. 1,0 s. D. 4,0 s. Câu 3. Khi kiểm tra hành lí của các hành khách tại sân bay, người ta thường sử dụng các máy quét như hình bên. Các máy này hoạt động dựa trên ứng dụng của A. tia tử ngoại. B. tia Gamma. C. tia X. D. tia hồng ngoại. Câu 4. Dao động tắt dần là dao động A. không chịu tác dụng của lực cản môi trường. B. có biên độ giảm dần theo thời gian. C. có năng lượng không đổi theo thời gian. D. có li độ giảm dần theo thời gian. Câu 5. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 3cos 2πt ― π 6 cm, t tính bằng s. Li độ của vật vật tại thời điểm t = 0,25 s là A. 1,5 cm. B. 3,0 cm. C. – 1,5 cm. D. – 3,0 cm.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu 6 đến câu 7: Một bạn học sinh bố trí thí nghiệm như hình. Một đầu sợi dây đàn hồi được cố định vào thanh sắt, xem đầu dây còn lại là một nút. Bạn tiến hành thực hiện thí nghiệm bằng cách di chuyển tay lên xuống theo phương vuông góc với sợi dây. Câu 6. Điều kiện để xảy ra sóng dừng trên dây với hai đầu cố định là A. L = kλ (k = 1, 2,...). B. L = k λ 2 (k = 1, 2,...). C. L = k + 1 2 λ (k = 1, 2,...). D. L = (2k + 1) λ 4 (k = 1, 2,...). Câu 7. Nếu tốc độ truyền sóng là v thì tần số sóng dừng nhỏ nhất có thể đạt được trên dây khi có sóng dừng là A. fmin = v L . B. fmin = 2v L . C. fmin = v 2L. D. fmin = v 4L. Câu 8. Vận tốc của dao động điều hoà có pha như thế nào so với gia tốc? A. Cùng pha. B. Sớm pha hơn π 2 . C. Ngược pha. D. Trễ pha hơn π 2 . Câu 9. Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa sóng: Hai nguồn kết hợp có A. cùng tần số, cùng phương dao động và độ lệch pha thay đổi theo thời gian. B. cùng tần số, cùng phương dao động và độ lệch pha không đổi theo thời gian. C. cùng biên độ, cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian. D. cùng biên độ, cùng tần số và độ lệch pha thay đổi theo thời gian. Câu 10. Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào A. tốc độ truyền sóng và bước sóng. B. phương dao động và phương truyền sóng.
C. phương truyền sóng và tần số sóng. D. phương dao động và tốc độ truyền sóng. Câu 11. An và các bạn đi vào một hang động, khi An nói chuyện thì mọi người đều nghe một âm thanh vọng lại. Hiện tượng này xảy ra là do A. sự phản xạ sóng. B. giao thoa sóng. C. sự khúc xạ sóng. D. sự nhiễu xạ sóng. Câu 12. Một vật dao động điều hòa, khi đi từ vị trí biên này đến vị trí biên kia thì A. động năng không đổi, thế năng giảm rồi tăng. B. động năng và thế năng tăng rồi giảm. C. động năng tăng rồi giảm, thế năng giảm rồi tăng. D. động năng giảm rồi tăng, thế năng tăng rồi giảm. Câu 13. Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 50 N/m. Tác dụng vào vật một lực tuần hoàn biên độ F0 và tần số f1 = 4 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 nhưng tăng tần số đến giá trị f2 = 5 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. Chọn phương án đúng? A. A1 = A2. B. A2 ≥ A1. C. A1 > A2. D. A2 > A1. Câu 14. Một sóng cơ học lan truyền với tốc độ 160 m/s, bước sóng 3,2 m. Chu kỳ của sóng này là A. 0,02 s. B. 50 s. C. 0,5 s. D. 25 s. Câu 15. Hình bên mô tả sự thay đổi thế năng theo li độ của một vật dao động điều hòa có khối lượng m và tần số góc ω. Cơ năng của vật trong trường hợp này là A. 800 J. B. 200 J. C. 0,8 J. D. 0,2 J.
Câu 16. Cho một sợi dây đàn hồi rất dài căng ngang. Lúc t = 0, đầu P của sợi dây bắt đầu dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uP = 2cos(πt − π) cm, t tính bằng s. Tốc độ sóng truyền trên dây là v = 5 m/s. Tại thời điểm t = 2 s, hình dạng đoạn dây PQ dài 10 m được tô bằng nét đậm là A. hình 1. B. hình 2. C. hình 3. D. hình 4. Câu 17. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,0 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng 5,4 mm là A. vân sáng thứ 5. B. vân tối thứ 5. C. vân sáng thứ 4. D. vân tối thứ 4. Câu 18. Sợi dây đàn hồi AB dài 90 cm có đầu B thả tự do và đầu A gắn với một máy phát tần số có thể thay đổi (xem A là nút). Ban đầu điều chỉnh để máy phát tần số dao động với tần số 50 Hz thì trên dây có sóng dừng với 4 bó sóng nguyên. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 2000 m/s. B. 2250 m/s. C. 20,00 m/s. D. 22,50 m/s. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đồ thị li độ theo thời gian x1 và x2 của hai chất điểm dao động điều hòa được mô tả như hình dưới đây.