PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 44. NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH VÀ CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH - GV.docx

1 BÀI 44. NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH VÀ CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH I. NHIỄM SẮC THỂ THƯỜNG VÀ NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH – Dựa vào chức năng, nhiễm sắc thể được chia thành nhiễm sắc thể thường (mang các gene quy định tính trạng thường) và nhiễm sắc thể giới tính (mang các gene quy định tính trạng thường và tính trạng giới tính). – Giữa NST thường và NST giới tính có sự khác nhau: Đặc điểm so sánh NST thường NST giới tính Số lượng Số lượng nhiều hơn và giống nhau ở cá thể đực và cái. Chỉ có 1 cặp và khác nhau ở cá thể đực và cái. Đặc điểm Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tường đồng (XY). Chức năng Mang gene quy định tính trạng thường của cơ thể. Mang gene quy định tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính. – Đặc điểm: + Có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội, khác nhau giữa giống đực và giống cái:  Giới đực: XY, giới cái: XX (đa số các loài động vật).  Ở một số loài như châu chấu, bướm: giới đực (XX), giới cái (XY). + Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY). Hình. Một số hệ giới tính ở sinh vật II. CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH – Cơ chế xác định giới tính ở nhiều loài sinh sản hữu tính là do sự có mặt của cặp nhiễm sắc thể giới tính hoặc bộ nhiễm sắc thể trong tế bào. Cặp nhiễm sắc thể giới tính được hình thành do sự phân li và tổ hợp của các nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân và thụ tinh.
2 – Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li giới tính là 1 đực : 1 cái. Hình. Sự di truyền cặp NST ở người III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HÓA GIỚI TÍNH – Quá trình phân hoá giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong (hormone sinh dục) và bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ,…). Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi. + Yếu tố môi trường trong cơ thể: Nếu cho hormone sinh dục tác động vào những giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thể có thể làm thay đổi giới tính dù cặp NST giới tính không thay đổi. Ví dụ: Dùng hormone sinh dục đực methyltestosterone tác động vào cá vàng cái có thể làm cá cái chuyển thành cá đực. + Yếu tố môi trường ngoài: Nhiệt độ ấp trứng sau thụ tinh ở một số loài bò sát như rắn, rùa,... cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ đực, cái ở con non; dưa chuột được hun khói thì tỉ lệ hoa cái tăng; thầu dầu trồng trong ánh sáng cường độ yếu thì tỉ lệ hoa đực giảm. Trứng của rùa xanh (Vích) Trứng nở thành con đực Nhiệt độ ấp dưới 28,5 0 C Trứng nở thành con cái 50% trứng nở thành con đực, 50% trứng nở thành con cái Nhiệt độ ấp trên 30,3 0 C Nhiệt độ ấp trong khoảng 28,5 0 C đến 30,3 0 C Hình. Nhiệt độ ấp trứng ảnh hưởng đến giới tính của rùa con ở loài rùa xanh (Vích)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.