PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HSG MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 8.docx

1 GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HSG MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 8 CHỦ ĐỀ 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII NỘI DUNG I: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII) Mục tiêu  Kiến thức + Trình bày những nét chính về cuộc Cách mạng tư sản Anh. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp. + So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa các cuộc cách mạng tư sản.  Kĩ năng + Rèn luyện kĩ năng khai thác sơ đồ biểu diễn biến các cuộc cách mạng tư sản. + Phân tích, khái quát, đánh giá các sự kiện, vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử + So sánh các vấn đề lịch sử I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Cách mạng tư sản Anh a) Nguyên nhân - Vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. - Nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất nhờ sự phát triển công nghiệp len dạ. - Quý tộc nhỏ chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền và biến ruộng đất thành đồng cỏ. - Xã hội phân hoá thành nhiều giai cấp và chia thành hai phe đối lập: vua và các thế lực phong kiến, giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị. - Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế, cùng với mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, quý tộc dẫn đến cách mạng lật đổ chế độ phong kiến và xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. - Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội để tăng thuế đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Xcốt-len. - Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt. - Đầu năm 1642, vua Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn để chuẩn bị lực lượng. - Tháng 8 – 1642, vua tuyên chiến với Quốc hội và cách mạng bùng nổ. b) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính - Cách mạng tư sản Anh lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Thắng lợi của giai cấp tư sản là thắng lợi của chế độ xã hội mới, xoá bỏ chế độ phong kiến. - Tuy nhiên, cách mạng không giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất và chưa xoá bỏ tận gốc chế độ phong kiến. - Cách mạng do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. 2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ a) Nguyên nhân chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ  - Thực dân Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ sau khi phát hiện ra châu Mỹ.
2 - Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa gây mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh, đòi giải phóng, tự do phát triển kinh tế và văn hoá. - Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè (trà) của Anh để phản đối chế độ thuế vô lí của thực dân Anh. - Đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đòi vua Anh xoá bỏ các luật cấm vô lí, tuy nhiên vua không chấp nhận và tuyên bố sẽ trừng trị nếu các thuộc địa “nổi loạn”. Tháng 4 – 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ b) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính - Chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ lật đổ thực dân Anh, lập Hợp chúng quốc Mỹ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa. - Cuộc cách mạng tư sản này ảnh hưởng phong trào đấu tranh giành độc lập nhiều nước thế kỉ XVIII-XIX.  Chiến tranh này do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức giải phóng, thiết lập chế độ cộng hoà tổng thống. 3. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII a. Tình hình nước Pháp trước cách mạng * Kinh tế Pháp vào cuối thế kỉ XVIII: - Nước nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp phát triển chậm so với Anh. - Canh tác thô sơ, năng suất thấp, đói kém thường xuyên xảy ra, nhiều đất bỏ hoang. - Có máy móc và trung tâm công nghiệp, các hải cảng sôi động. - Quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội kìm hãm sản xuất công nghiệp, hạn chế tự do kinh doanh và cải tiến sản xuất. * Chính trị, xã hội Pháp nửa sau thế kỉ XVIII: - Chế độ quân chủ chuyên chế khủng hoảng. - Vua Lu-i XVI nắm mọi quyền hành. - Quan lại tham nhũng gây khó khăn cho dân số. - Xã hội phân thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đẳng cấp thứ ba.  + Quý tộc và Tăng lữ có đặc quyền, miễn thuế, nắm quyền lực cao nhất. + Giai cấp tư sản dẫn đầu Đẳng cấp thứ ba, không có quyền lực chính trị. + Nông dân và bình dân thành thị chiếm hơn 90% dân số, chịu bóc lột. * Về tư tưởng: - Triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII đả phá phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng. - S. Mông-te-xki-ơ chủ trương hạn chế quyền vua, bảo vệ tự do công dân. - Ph. Vôn-te chủ trương xây dựng chính quyền quân chủ, bảo vệ quyền tín ngưỡng và tư hữu. - G. G. Rút-xô cho rằng phải xoá bỏ nền quân chủ, thành lập cộng hoà. - Nợ vay của tư sản khiến nhà vua tăng thuế, đời sống dân càng cơ cực. - Ngày 14 - 7 - 1789, cách mạng Pháp bùng nổ do đấu tranh chống phong kiến. b. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Pháp - Cách mạng tư sản Pháp lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hoà và đưa tư sản lên cầm quyền. - Cách mạng tư sản Pháp ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước, truyền bá tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái.
3 - Cách mạng tư sản Pháp thiết lập chế độ cộng hoà, giải quyết vấn đề ruộng đất, xoá bỏ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến. - Cách mạng tư sản Pháp là cuộc đấu tranh giai cấp lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và bảo vệ Tổ quốc. II. BÀI TẬP 1. Em hiểu thế nào là “Cách mạng tư sản”? Nêu hình thức đấu tranh của các cuộc CMTS thế kỉ XVI - XVIII. * Cách mạng tư sản là: cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo (có nơi liên kết với quý tộc mới - quý tộc tư sản hoá), nhằm đánh đổ chế độ phong kiến lỗi thời, đem quyền lợi lại cho giai cấp tư sản, tạo tiền đề cho quan trọng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. * Hình thức đấu tranh: - Chiến tranh giải phóng dân tộc: Cách mạng tư sản Hà Lan TK XVI; Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Nội chiến: Cách mạng tư sản Anh TK XVII; Cách mạng tư sản Pháp cuối TK XVIII. 2. Lập bảng thống kê về các cuộc cách mạng tư sản theo các nội dung sau: Thời gian, mục tiêu, kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm Cách mạng tư sản Anh Cách mạng tư sản Pháp Cách mạng tư sản Mĩ Thời gian 1642 - 1688 1789 -1794 1775 -1783 Mục tiêu - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.  Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển Kết quả + Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ. + Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh. + Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế; thiết lập nền cộng hòa ở Pháp, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền. + Khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân + Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. + Đưa đến sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ. Ý nghĩa - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển - Tạo ra tiền đề tiên quyết để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp vươn lên đứng đầu thế giới - Cổ vũ, thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến + Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp. + Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu. + Để lại nhiều bài + Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ. + Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
4 ở Châu Âu học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước. + Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi. Tính chất + Cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản. + Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để, do: không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến (vẫn duy trì ngôi vua và thế lực của quý tộc mới,…); chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. + là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình: + Thiết lập chế độ cộng hoà cùng các quyền tự do, dân chủ. + Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân. + Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến. + Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản. + Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: không thủ tiêu được chế độ nô lệ; thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó Đặc điểm + Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới. + Hình thức: nội chiến + Thể chế chính trị sau cách mạng: quân chủ lập hiến + Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản + Hình thức: nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc + Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô. + Hình thức: chiến tranh giải phóng. + Thể chế chính trị sau cách mạng: cộng hòa tổng thống 3. So sánh cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp Cách mạng tư sản Anh Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Cách mạng tư sản Pháp Giống nhau Nguyên nhân sâu sa Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất TBCN với quan hệ sản xuất lạc hậu Nhiệm vụ - Dân tộc: hình thành quốc gia dân tộc tư sản thống nhất

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.