PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text V6-2-ĐB.docx

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 T T Kĩ năn g Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổn g % điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNK Q T L TNK Q T L TNK Q T L TNK Q T L 1 Đọc hiểu Truyện đồng thoại 4 0 4 0 0 2 0 0 60 2 Viết Kể lại một chuyến đi chơi xa. 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Tổng 20 10 20 10 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Chương/ Chủ đề Nội dung/Đơn vị kiến thức “ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện đồng thoại Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, nhân vật của truyện đồng thoại, lời của người kể chuyện. 4TN 4TN 2TL
- Nhận diện được phép tu từ so sánh và nhân hoá Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của nhân vật truyện đồng thoại. - Hiểu được ý nghĩa của chi tiết trong truyện. Vận dụng: - Liên hệ cuộc sống xung quanh. - Rút ra được bài học hành động cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 2 Viết Kể lại một chuyến đi chơi xa. Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một chuyến đi chơi xa của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ chuyến đi chơi xa và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. 1TL* Tổng 4TN 4TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Con đường hẹp Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông Mặt Trời nhô lên cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước... Hút hết mật của hoa duối, Ong Thợ lại tiếp tục bay đi. Đằng xa lại có các hoa vàng khác hiện ra. Loại hoa này to hơn hoa duối, ở đây mọi cách sắp xếp của cánh hoa, của nhị hoa đều khác. Những cánh hoa đều cuộn lại, tròn như cái ống. Ở một khe hở của cái ống còn có một cánh hoa như một cánh cửa chắn ngang. Ong Thợ cố chui vào. Cánh cửa vừa mở ra, những phấn hoa liền bật dậy nổi quất túi bụi. Ong Thợ phải chịu một trận đòn, đã tưởng lông lá trên người của Ong Thợ phải rụng hết. Nhưng Ong Thợ vẫn bình tĩnh tiến sâu, đưa vòi hút mật. Mật của hoa đậu chổi – vì chính đây là hoa đậu chổi – rất ngọt rất thơm, làm cho Ong Thợ quên mất trận đòn. Ong Thợ điềm nhiên bay đi, xem như không có việc gì vừa xảy ra cả. Nhưng có một việc làm cho Ong Thợ cứ nhớ, số là một hôm, Ong Thợ nhìn thấy xa xa có những bông hoa màu vàng. Đó là hoa linh lăng, hoa rất to đang phơi bày cánh hoa mơn mởn. Các nhị hoa đều chìa ra bốn bên đang đợi khách đến. Hoa linh lăng còn có một bầu mật to, bầu mật này cũng màu vàng nằm chồng lên các nhị. Ong Thợ hạ xuống, vội vã bước bước thẳng đến bầu mật to màu vàng. Nhưng Ong Thợ chùn lại, giật thót. Thì ra cái bầu mật to đang tòi ra đó lại là một thằng Nhện. Và cũng rất lạ, thằng Nhện ở đây cũng một màu vàng, giống hệt màu hoa vừa nở. Những răng nhọn của thằng Nhện đang ngoặm một chú Ong bị đứt đầu. Thằng Nhện vung chân bước tới. Nhưng nhanh như chớp Ong Thợ tránh kịp, vụt bay. Ong Thợ nhầm vì đã nhìn sai. Bọn Nhện đều có màu xám tro, nhưng thằng Nhện nham hiểm khi đến ngồi rình ở hoa linh lăng nó đã đổi màu. Có vậy mới có thể làm cho Ong Thợ không nhìn ra, mới có thể đánh lừa Ong đi lấy mật. Suýt nữa Ong Thợ đã bị thằng Nhện cắn nuốt. Con đường của Ong Thợ rộng rãi thênh thang, nhưng mật không hề có sẵn để Ong Thợ ung dung đến hút. Con đường đó đầy gian nan nguy hiểm. Thực chất đó còn là một con đường hẹp. Nhưng chính con đường hẹp đó đã đưa Ong Thợ đến một việc làm to lớn. Đó là việc thụ phấn hoa. Ong Thợ đã góp phần từ đời này qua đời khác, trong hàng chục triệu năm qua, làm cho các giống cây liên tiếp nảy sinh, hoa quả đầy cành, rải hương thơm và bóng mát, làm cho mặt đất mãi mãi xanh tươi với muôn màu xinh đẹp! (Trích Truyện đồng thoại Võ Quảng – Nxb. Kim Đồng 2020) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào? A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích C. Truyện đồng thoại D. Truyện ngắn
Câu 2. Khi gặp khó khăn trong quá trình hút mật, Ong Thợ đã làm gì? A: Bay đi, tiếp tục tìm mật ở nơi khác B. Nhờ những chú Ong khác đến giúp C. Cố gắng chui vào, hút mật và thụ phấn cho hoa D. Bỏ về tổ, không đi hút mật nữa Câu 3. Câu nào diễn tả đúng nhất quá trình hút mật của Ong Thợ? A. Hút hết mật của hoa duối, Ong Thợ lại tiếp tục bay đi. B. Nhưng Ong Thợ vẫn bình tĩnh tiến sâu, đưa vòi hút mật. C. Ong Thợ điềm nhiên bay đi, xem như không có việc gì vừa xảy ra cả. D. Ong Thợ hạ xuống, vội vã bước bước thẳng đến bầu mật to màu vàng. Câu 4. Hành động hút mật của Ong Thợ là minh chứng cho phẩm chất nào của con người? A. Cần cù, chăm chỉ B. Đoàn kết, yêu thương C. Trung thực D. Khiêm tốn Câu 5. Câu văn nào dưới đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa? A. Ở một khe hở của cái ống còn có một cánh hoa như một cánh cửa chắn ngang. B. Hút hết mật của hoa duối, Ong Thợ lại tiếp tục bay đi. C. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. D. Thực chất đó còn là một con đường hẹp. Câu 6. Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: A. Ong Thợ điềm nhiên bay đi, xem như không có việc gì vừa xảy ra cả. B. Những cánh hoa đều cuộn lại, tròn như cái ống. C. Con đường đó đầy gian nan nguy hiểm. D. Nhưng chính con đường hẹp đó đã đưa Ong Thợ đến một việc làm to lớn. Câu 7. Vì sao nói con đường hút mật của Ong Thợ đầy gian nan nguy hiểm? A. Vì Ong Thợ phải bay rất xa để tìm mật. B. Vì Ong Thợ phải dậy từ sớm để tìm mật và làm việc suốt ngày không chút nghỉ ngơi. C. Vì Ong Thợ phải bay qua con đường nhỏ hẹp và luôn phải đối mặt với những mối nguy hiểm không thể lường trước được. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8: “Con đường của Ong Thợ rộng rãi thênh thang, nhưng mật không hề có sẵn để Ong Thợ ung dung đến hút.”. Đây là lời của ai? A. Lời của nhân vật. B. Lời của người kể chuyện. C. Vừa là lời của nhân vật vừa là lời của người kể chuyện. D. Không phải lời của nhân vật, cũng không phải lời của người kể chuyện. Câu 9. Qua câu chuyện trên, em học được đức tính tốt đẹp nào từ Ong Thợ? Câu 10. Dựa vào chi tiết “Ong Thợ đã góp phần từ đời này qua đời khác... làm cho các giống cây liên tiếp nảy sinh, hoa quả đầy cành, rải hương thơm và bóng mát, làm cho mặt đất mãi mãi xanh tươi với muôn màu xinh đẹp!”, em nhận thấy mình cần làm gì để góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn? II. VIẾT (4.0 điểm) Em đã từng trải qua những chuyến đi chơi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại chuyến đi chơi xa đáng nhớ của bản thân.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.