Nội dung text Chapter 3: Perception
TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC CHƯƠNG 3 TRI GIÁC Dịch thuật: Hiền, Tuấn Hiệu đính: Điệp Miễn trừ trách nhiệm: Tài liệu này được dịch thuật với mục đích phục vụ cho khóa học trực tuyến miễn phí: “ Tâm lý học Nhận thức - Cognitive Psychology” do PsyMe.org tổ chức cho cộng đồng. Mọi nội dung trong tài liệu này chỉ được sử dụng cho mục đích học tập trong khóa học, không nhằm mục đích thương mại. Mọi hình thức sao chép, trích dẫn hoặc chia sẻ, phát tán tài liệu này dưới bất kỳ hình thức nào ra bên ngoài phạm vi khóa học đều không được PsyMe cho phép. PsyMe không chịu trách nhiệm về bất kỳ tranh chấp nào phát sinh liên quan đến việc sử dụng tài liệu này vượt quá phạm vi đã đề cập ở trên.
MỤC LỤC Bản chất của tri giác 4 Một số đặc điểm cơ bản của tri giác 6 Con người tri giác được đồ vật và khung cảnh 8 Hệ thống thị giác máy tính nhận biết các đối tượng và cảnh 13 Tại sao rất khó thiết kế một cỗ máy biết tri giác 13 Sự kích thích lên các cơ quan thụ cảm không rõ ràng 14 Vật thể có thể bị ẩn đi hoặc bị mờ 16 Các vật thể trông khác nhau từ góc nhìn khác nhau 17 Cảnh vật chứa thông tin cấp cao 17 Thông tin đối với tri giác của con người 18 Tri giác một đối tượng 20 Nghe các từ trong một câu 25 Các khái niệm về tri giác đối tượng 25 Lý thuyết suy luận vô thức của Helmholtz 27 Nguyên tắc tổ chức Gestalt 31 Sự liên tục 32 Sự tối giản 33 Sự tương đồng 35 Các quy luật môi trường 36 Quy luật vật lý 39 Quy tắc ngữ nghĩa 41 Suy luận Bayes 44 So sánh bốn cách tiếp cận 44 Tế bào thần kinh và kiến thức về môi trường 47 Các nơ-ron phản ứng với các hướng nằm ngang và thẳng đứng 48 Tính linh hoạt phụ thuộc vào trải nghiệm 48 Tri giác và hành động: Hành vi 52 Chuyển động tạo điều kiện thuận lợi cho tri giác 53 Sự Tương Tác giữa Tri giác và Hành Động 54 Tri giác và Hành động: Sinh lý học 55 Đường dẫn truyền nhận biết sự vật và vị trí 55 Đường dẫn truyền Tri giác và Hành động 58 Các tế bào thần kinh phản chiếu 61 CẦN CÂN NHẮC MỘT VÀI ĐIỀU: KIẾN THỨC, SUY LUẬN VÀ DỰ ĐOÁN 68 TÓM TẮT CHƯƠNG 71
SOME QUESTIONS WE WILL CONSIDER ◗ Why can two people experience different perceptions in response to the same stimulus? (68) ◗ How does perception depend on a person’s knowledge about characteristics of the environment? (74) ◗ How does the brain become tuned to respond best to things that are likely to appear in the environment? (79) ◗ What is the connection between perception and action? (80) MỘT SỐ CÂU HỎI MÀ CHÚNG TA SẼ XEM XÉT ◗ Tại sao với cùng một kích thích, hai người lại có phản ứng tri giác khác nhau? (68) ◗ Hiểu biết về đặc tính của môi trường có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách ta tri giác? (74) ◗ Cách não bộ điều chỉnh để phản ứng tốt nhất với những yếu tố có khả năng xuất hiện cao trong môi trường? (79) ◗ Mối liên hệ giữa tri giác và hành động là gì? Crystal begins her run along the beach just as the sun is rising over the ocean. She loves this time of day, because it is cool and the mist rising from the sand creates a mystical effect. She looks down the beach and notices something about 100 yards away that wasn’t there yesterday. “What an interesting piece of driftwood,” she thinks, although it is difficult to see because of the mist and dim lighting (Figure 3.1a). As she approaches the object, she begins to doubt her initial perception, and just as she is wondering whether it might not be driftwood, she realizes that it is, in fact, the old beach umbrella that was lying under the lifeguard stand yesterday (Figure 3.1b). “Driftwood transformed into an umbrella, right before my eyes,” she thinks. Crystal đang chạy dọc bờ biển khi mặt trời dần ló dạng. Đây là khoảng thời gian yêu thích của cô, bởi không khí mát mẻ và làn sương sớm bốc lên từ những cồn cát tạo nên cảm giác huyền bí. Nhìn về phía bãi biển, Crystal phát hiện một vật lạ cách cô khoảng 100 thước. Cô đoán đó là một mảnh gỗ lũa, dù sương mù và ánh sáng mờ đã cản trở tầm nhìn của cô. Nhưng khi đến gần, cô thấy dường như tri giác ban đầu của mình đã sai, thực chất nó lại là chiếc ô cũ nằm dưới quầy cứu hộ đã ở đó từ trước. “Mảnh gỗ bỗng hóa thành chiếc ô ngay trước mắt mình” cô thầm nghĩ. Continuing down the beach, she passes some coiled rope that appears to be abandoned (Figure 3.1c). She stops to check it out. Grabbing one end, she flips the rope and sees that, as she suspected, it is one continuous strand. But she needs to keep running, because she is supposed to meet a friend at Beach Java, a coffee shop far down the beach. Later, sitting in the coffeehouse, she tells her friend about the piece of magic driftwood that was transformed into an umbrella. Khi tiếp tục đi xuống bãi biển, cô thấy một cuộn dây thừng cũ (Hình 3.1c). Cô dừng lại, nắm lấy một đầu nó và lập qua lật lại để kiểm tra và đúng, nó là một sợi dây thừng. Cô tiếp tục chạy, và khi đến quán cà phê Beach Java gần đó để gặp bạn mình, cô liền kể lại câu chuyện kì diệu về mảnh gỗ biến thành thành chiếc ô.
The Nature of Perception We define perception as experiences resulting from stimulation of the senses. To appreciate how these experiences are created, let’s return to Crystal on the beach. Bản chất của tri giác Chúng tôi định nghĩa tri giác là những trải nghiệm do sự kích thích của các giác quan. Để hiểu cách những trải nghiệm này được tạo ra, chúng ta hãy quay lại câu chuyện về Crystal trên bãi biển. Some Basic Characteristics of Perception Crystal’s experiences illustrate a number of things about perception. Her experience of seeing what she thought was driftwood turn into an umbrella illustrates how perceptions can change based on added information (Crystal’s view became better as she got closer to the umbrella) and how perception can involve a process similar to reasoning or problem solving (Crystal figured out what the object was based partially on remembering having seen the umbrella the day before). (Another example of an initially erroneous perception followed by a correction is the famous pop culture line, “It’s a bird. It’s a plane. It’s Superman!”) Crystal’s guess that the coiled rope was continuous illustrates how perception can be based on a perceptual rule (when objects overlap, the one underneath usually continues behind the one on top), which may be based on the person’s past experiences. Một số đặc điểm cơ bản của tri giác Trải nghiệm của Crystal cho thấy một số điều về tri giác. Trải nghiệm của cô khi nhìn thấy mảnh gỗ biến thành một chiếc ô minh họa cách tri giác có thể thay đổi dựa trên thông tin bổ sung (quan điểm của Crystal trở nên tốt hơn khi cô đến gần chiếc ô hơn) và việc tri giác có thể liên quan đến quá trình lập luận và giải quyết vấn đề (Crystal tìm ra vật đó là gì một phần dựa trên việc nhớ lại đã nhìn thấy chiếc ô ngày hôm trước). (Một ví dụ khác về tri giác sai lầm ban đầu, sau đó là sự sửa chữa là câu nói nổi tiếng của văn hóa đại chúng, “Đó là một con chim. Đó là một chiếc máy bay. Đó là Siêu nhân!”) Dự đoán của Crystal về sợi dây thừng kéo dài minh họa cách tri giác có thể dựa trên một quy tắc tri giác (khi các vật thể chồng lên nhau, vật ở dưới thường tiếp tục ở sau vật ở trên), điều này có thể dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ của người đó. Crystal’s experience also demonstrates how arriving at a perception can involve a process. It took some time for Crystal to realize that what she thought was driftwood was actually an umbrella, so it is possible to describe her perception as involving a “reasoning” process. In most cases, perception occurs so rapidly and effortlessly that it appears to be automatic. But, as we will see in this chapter, perception is far from automatic. It involves complex, and usually invisible, processes that resemble reasoning, although they occur much more rapidly than Crystal’s realization that the driftwood was actually an umbrella. Trải nghiệm của Crystal cũng cho thấy việc đạt được một tri giác có thể đòi hỏi cả một quá trình. Phải mất một thời gian Crystal mới nhận ra rằng thứ mà cô nghĩ là khúc gỗ thực chất là một chiếc ô, vì vậy có thể mô tả tri giác của cô