PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 14. Ôn tập chương 4 + đề kiểm tra - HS.docx



KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 4. POLYMER 3 ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 4 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chất nào dưới đây không phải là polymer? A. Lipid. B. Tinh bột. C. Cellulose. D. Protein. Câu 2. Tính chất vật lí chung của polymer là A. chất lỏng, không màu, không tan trong nước. B. chất lỏng, không màu, tan tốt trong nước. C. chất rắn, không bay hơi, dễ tan trong nước. D. chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước. Câu 3. Quá trình lưu hoá cao su thuộc loại phản ứng A. cắt mạch polymer. B. tăng mạch polymer. C. giữ nguyên mạch polymer. D. phân huỷ polymer. Câu 4. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer), đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thường là H 2 O) được gọi là phản ứng A. trùng hợp. B. thế. C. tách. D. trùng ngưng. Câu 5. Polymer X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ. Tên gọi của X là A. poly(methyl methacrylate). B. poly(phenol-formaldehyde). C. polyethylene. D. poly(vinyl chloride). Câu 6. Polymer nào dưới đây có chứa nguyên tố chlorine? A. PE. B. PP. C. PVC. D. PS. Câu 7. Loại polymer nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng cộng tương tự alkene? A. PVC. B. PE. C. Cao su buna. D. Capron. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Poly(phenol formaldehyde) được dùng chế tạo thiết bị điện. B. Tơ nylon–6,6 bền trong môi trường kiềm mạnh. C. Tơ cellulose acetate thuộc loại tơ tổng hợp. D. Nhựa vá săm là dung dịch keo của cao su trong dung môi hữu cơ dùng để vá chổ thủng của săm xe. Câu 9. Các động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu,... có thể chuyển hoá cellulose trong thức ăn thành glucose bằng enzyme cellulase để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Phản ứng chuyển hoá cellulose thành glucose thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Cắt mạch polymer. B. Giữ nguyên mạch polymer. C. Tăng mạch polymer. D. Trùng ngưng. Câu 10. Cho các polymer: poly(vinyl chloride), cellulose, polycaproamide, polystyrene, cellulose triacetate, nylon-6,6. Số polymer tổng hợp trong dãy trên là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11. PE là một polymer thông dụng, dùng làm chất dẻo (chất dẻo chứa PE chiếm gần 1/3 tổng lượng chất dẻo được sản xuất hàng năm). Trong đời sống, PE được dùng làm màng bọc thực phẩm, túi nylon, bao gói, chai lọ đựng hoá mĩ phẩm,... PE được điều chế từ monomer nào sau đây? A. Ethylene. B. Propylene. C. Styrene. D. Vinyl chroride. Câu 12. Polymer Z được tổng hợp theo phương trình hóa học sau: Mã đề thi: 104
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 4. POLYMER 4 nH 2 N[CH 2 ] 6 NH 2 + nHOOC[CH 2 ] 4 COOH oxt,t  Z + (n – 1)H 2 O Polymer Z được điều chế bằng phản ứng A. trùng hợp. B. thế. C. trao đổi. D. trùng ngưng. Câu 13. Sợi Kevlar có độ bền lớn nên được sử dụng làm sợi gia cường trong lốp xe đua, vật liệu composite, vải thuyền buồm, áo giáp chống đạn,... Kevlar có công thức cấu tạo như hình sau đây: Đoạn mạch Kevlar trên có bao nhiêu mắt xích? A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Vật liệu composite có nhiều ưu điểm hơn so với các vật liệu thành phần. B. Tơ visco là vật liệu khó phân hủy sinh học. C. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cần hạn chế sử dụng đồ dùng một lần bằng chất dẻo mà tăng cường tái chế chất dẻo. D. Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi. Câu 15. Trùng hợp chất nào sau đây thu được cao su isoprene? A. CH 2 = CH – CH = CH 2 . B. CH 2 = CCl – CH = CH 2 . C. CH 2 = C(CH 3 ) – CH = CH 2 . D. CH 2 = C(CH 3 ) – C(CH 3 ) = CH 2 . Câu 16. Polymer X được dùng sản xuất một loại chất dẻo an toàn thực phẩm tỏng công nghệ chế tạo chai lọ đựng nước, bao bì đựng thực phẩm. Phân tích thành phần nguyên tố của monomer dùng điều chế X thu được kết quả: %C = 85,71%; %H = 14,29% (về khối lượng). Từ phổ khối lượng xác định được phân tử khối của monomer bằng 42. Tên của polymer X là A. polymethylene. B. polyethylene. C. polybuta-1,3-diene. D. polypropylene. Câu 17. Keo dán là vật liệu polymer A. có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn với nhau. B. có khả năng tạo liên kết hydrogen giữa các vật liệu được kết dính. C. có thành phần gồm vật liệu cốt và vật liệu nền là chất kết dính. D. có khả năng kết dính khi thêm chất đóng rắn. Câu 18. Cần bao nhiêu tấn vinyl cyanide để điểu chế 1,2 tấn tơ nitron? Biết hiệu suất của phản ứng trùng hợp là 60%. A. 1,20. B. 2,00. C. 0,72. D. 1,60. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho các phát biểu sau về polymer: a. Monomer là các phân tử nhỏ có khả năng kết hợp với nhau tạo nên polymer. b. Polymer là những chất có khối lượng phân tử nhỏ. c. Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi và không tan trong nước. d. Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. Câu 2. Cho các phát biểu về vật liệu polymer như sau: a. Các polymer nhiệt rắn bị nóng chảy khi đun nóng. b. Mạch polymer trong tơ thường có cấu tạo không phân nhánh. c. Cao su buna-S thu được khi cho cao su buna tác dụng với sulfur. d. Vật liệu cốt đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.