PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 10. ĐỀ VIP 10 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN SINH 2025 - H4.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 10 – H4 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: ....................................................... PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Protein nào sau đây giúp vận chuyển oxygen trong máu ở động vật? A. Keratin. B. Hemoglobin. C. Actin. D. Elastin. Câu 2: Biện pháp nào sau đây giúp phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi? A. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh. B. Siêu âm ổ bụng của thai phụ. C. Kiểm tra nhóm máu của cha mẹ. D. Theo dõi cân nặng của thai phụ. Câu 3: Biện pháp nào giúp cây trồng giảm thoát hơi nước trong điều kiện nắng nóng? A. Che phủ gốc cây bằng rơm rạ hoặc lớp phủ sinh học. B. Tăng cường tối đa nguồn ánh sáng cho cây trồng. C. Cắt tỉa bớt cành và lá cây để giảm diện tích bề mặt. D. Tăng cường tưới nước cho cây vào ban đêm. Câu 4: Động lực chính của dòng mạch rây là gì? A. Chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. B. Sự khuếch tán nước từ tế bào này sang tế bào khác qua màng tế bào. C. Lực mao dẫn của ống rây giúp kéo nước và chất dinh dưỡng di chuyển. D. Lực hấp dẫn làm dịch mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống rễ. Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Hình 1 thể hiện cây phát sinh chủng loại của năm nhóm sinh vật từ một tổ tiên chung. Hình 1 Câu 5: Cây phát sinh chủng loại thể hiện điều gì? A. Mối quan hệ giữa các loài dựa trên mức độ phức tạp của cơ thể. B. Mối quan hệ tiến hóa giữa các nhóm sinh vật từ tổ tiên chung. C. Mối quan hệ tiến hóa giữa các loài dựa vào đặc điểm hình thái. D. Thực vật là nhóm tiến hóa cao nhất so với các nhóm sinh vật khác. Câu 6: Nhóm sinh vật nào sau đây xuất hiện sớm nhất? A. Động vật. B. Thực vật. C. Nấm. D. Vi khuẩn. Câu 7: Tại sao các cơ quan tương đồng giữa các loài lại có cấu tạo chi tiết khác nhau? A. Do quá trình tiến hóa đồng quy của các loài. B. Do chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau. C. Do cùng thừa hưởng gen từ tổ tiên chung. D. Do các cơ quan này có chức năng giống nhau. Câu 8: Yếu tố nào sau đây dẫn đến sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật?
A. Sự thay đổi ngẫu nhiên khi điều kiện môi trường thay đổi. B. Sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên các biến dị di truyền. C. Sự thay đổi hành vi của sinh vật trong môi trường sống. D. Sự thay đổi ngẫu nhiên trong quá trình phát triển cá thể. Câu 9: Phả hệ dưới đây biểu thị sự di truyền của một loại bệnh đục thủy tinh thể trong một gia đình. Bệnh này do một gene nằm trên nhiễm sắc thể X quy định. Có bao nhiêu người trong phả hệ chắc chắc không mang allele bệnh? A. 9. B. 3. C. 5. D. 8. Câu 10: Hình 2 minh họa quá trình lai xa và đa bội hóa, một cơ chế quan trọng trong di truyền và tiến hóa. Hình 2 Quá trình đa bội hóa trên giúp giải quyết vấn đề gì? A. Tăng số lượng NST để bù đắp số lượng NST mất đi. B. Tạo thể song nhị bội, giúp con lai trở nên hữu thụ. C. Làm giảm số lượng NST trong tế bào của cơ thể lai. D. Thay đổi hoàn toàn cấu trúc NST của cơ thể ban đầu. Câu 11: Trong ao nuôi thủy sản, việc tảo phát triển quá mức dẫn đến cái chết của tôm, cua thuộc loại quan hệ nào? A. Quan hệ cạnh tranh. B. Quan hệ ký sinh. C. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm. D. Quan hệ cộng sinh. Câu 12: Trong nông nghiệp, đất đai bạc màu và thiếu dinh dưỡng là một vấn đề lớn đối với năng suất cây trồng. Để cải thiện chất lượng đất mà không sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, người nông dân có thể áp dụng mối quan hệ cộng sinh để cải thiện môi trường đất bằng cách nào? A. Trồng cây họ đậu để tăng lượng nitrogen trong đất nhờ vi khuẩn Rhizobium. B. Trồng cây lúa xen canh với cây ngô để giảm cạnh tranh giữa hai loài này. C. Nuôi tôm và cá trong cùng một ao để tăng năng suất của cả hai loài này. D. Trồng cỏ để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đất.
Câu 13: Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, việc sản xuất insulin nhân tạo là một bước đột phá quan trọng trong y học, đặc biệt trong điều trị bệnh tiểu đường. Hình 3 minh họa kỹ thuật tạo DNA tái tổ hợp, trong đó gen mã hóa insulin của con người được chèn vào plasmid của vi khuẩn để sản xuất insulin nhân tạo với số lượng lớn. Hình 3 Xác định enzyme A và B và vai trò của mỗi enzyme? A. Enzyme A là restrictase, cắt DNA tại vị trí đặc hiệu; enzyme B là DNA ligase, nối các đoạn DNA. B. Enzyme A là DNA polymerase, tổng hợp DNA mới; enzyme B là restriction enzyme, cắt các đoạn DNA. C. Enzyme A là helicase, tháo xoắn DNA; enzyme B là polymerase, nhân đôi các đoạn DNA. D. Enzyme A là ligase, nối các đoạn DNA; enzyme B là restriction enzyme, cắt các đoạn DNA. Câu 14: Ở người, cùng với hệ nhóm máu ABO, hệ nhóm máu Rhesus (Rh). Gene quy định nhóm máu Rh có 2 allele R và r, nằm trên NST thường. Nhóm máu Rh có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản khoa, đặc biệt khi xảy ra tình trạng bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi. Nếu người mẹ có nhóm máu Rh(-) và thai nhi có nhóm máu Rh(+), máu của thai nhi sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch ở mẹ. Cơ thể mẹ nhận diện hồng cầu Rh(+) của thai nhi là "kháng nguyên lạ" và sản sinh ra kháng thể anti-D Immunoglobulin (anti-D). Trong lần mang thai đầu tiên, lượng kháng thể anti-D thường không đủ để gây nguy hiểm ngay lập tức. Tuy nhiên, các kháng thể này sẽ được lưu trữ trong cơ thể mẹ và trở thành "bộ nhớ miễn dịch". Trong lần mang thai sau, nếu thai nhi tiếp tục có nhóm máu Rh(+), các kháng thể anti-D từ mẹ sẽ đi qua nhau thai, tấn công và phá hủy hồng cầu của thai nhi, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: Thiếu máu thai nhi, sảy thai hoặc thai lưu, vàng da và tán huyết nặng ở trẻ sơ sinh. Để ngăn chặn điều này, phụ nữ mang nhóm máu Rh(-) thường được tiêm dự phòng anti-D, giúp ngăn cản cơ thể mẹ tạo ra kháng thể chống lại hồng cầu Rh(+) của thai nhi. Một phụ nữ Rh(-) đang mang thai và chồng cô ấy có nhóm máu Rh(+). Thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng trong trường hợp nào sau đây? A. Khi thai nhi có nhóm máu Rh(-) giống mẹ. B. Khi thai nhi có nhóm máu Rh(-) giống bố. C. Khi thai nhi có nhóm máu Rh(+) và máu mẹ có thể tiếp xúc với máu thai nhi. D. Khi thai nhi có nhóm máu Rh(+) và máu mẹ không tiếp xúc với máu thai nhi. Câu 15: CRISPR-Cas9 là một công nghệ chỉnh sửa gene mang tính cách mạng, lấy cảm hứng từ hệ thống miễn dịch tự nhiên của vi khuẩn, giúp chúng loại bỏ DNA của virus xâm nhập. CRISPR hoạt động như một bộ lưu trữ thông tin gene của virus, còn Cas9 là một enzyme cắt giới hạn, có khả năng cắt chính xác DNA tại vị trí xác định. Công nghệ này có thể giúp điều trị bệnh di truyền như xơ nang, thiếu máu hồng cầu hình liềm, loại bỏ gene gây ung thư trong tế bào. CRISPR-Cas9 thuộc phương pháp nào sau đây? A. PCR. B. Liệu pháp gene. C. Giải trình tự gene. D. Nhân bản tế bào. Câu 16: Sắp xếp các bước sau đây theo đúng trình tự thực hiện trong thí nghiệm quan sát NST trên tiêu bản cố định: 1. Chuyển sang vật kính 40x để phóng đại cao hơn. 2. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi. 3. Điều chỉnh vị trí tiêu bản để quan sát rõ mẫu. 4. Tìm tế bào có bộ nhiễm sắc thể dễ quan sát nhất với vật kính 10x. 5. Quan sát, đếm số lượng, quan sát cấu trúc NST trong tiêu bản. A. 2 → 3 → 4 → 1→ 5. B. 3 → 2 → 4 → 5→ 1. C. 2 → 4 → 3 → 5→ 1. D. 4 → 2 → 3 → 1→ 5.
Câu 17: Cho chuỗi thức ăn: Cây → Côn trùng nhỏ → Chim nhỏ → Chim săn mồi. Tháp số lượng nào sau đây phù hợp cho chuỗi thức ăn này? A. Tháp B. B. Tháp D. C. Tháp A. D. Tháp C. Câu 18: Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái trong công tác bảo vệ môi trường của chúng ta là A. đảm bảo các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa. B. gia tăng loài bản địa, hạn chế sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai. C. ngăn chặn hoàn toàn các tác động tiêu cực của các yếu tố từ tự nhiên. D. giúp dự đoán và đưa ra các biện pháp phục hồi hệ sinh thái bị suy thoái. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Khi lai hai hai cây lúa mì thuần chủng hạt đỏ thẫm với lúa mì thuần chủng hạt trắng. Ở F1 thu được toàn cây hạt đỏ nhạt. Khi cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 1 cây hạt đỏ thẫm : 4 cây hạt đỏ : 6 cây hạt đỏ nhạt : 4 cây hạt hồng : 1 cây hạt trắng. a) Quy luật di truyền chi phối tính trạng màu sắc hạt là tương tác cộng gộp. b) Trong quần thể cây lúa mì ngẫu phối có tối đa 6 loại kiểu gene. c) Có tối đa 3 mức độ biểu hiện kiểu hình đỏ ở quần thể F2. d) Trong tổng số cây F2, tỷ lệ kiểu hình có ít nhất một alen trội là 14/16. Câu 2: Hình dưới đây minh họa một hệ sinh thái tự nhiên bao gồm: Cấu trúc lưới thức ăn (Hình a): Cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sinh vật trong hệ sinh thái, sự biến động số lượng cá thể của 2 quần thể (Hình b), tháp năng lượng của hệ sinh thái (Hình c). a) Cóc là sinh vật tiêu thụ bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng Z. b) Quần thể B có thể là cóc, sói, diều hâu. c) Năng lượng giảm dần ở các bậc dinh dưỡng theo thứ tự Z>Y>X. d) Nếu sói biến mất, thỏ và nai có thể tăng mạnh nên dẫn đến sự điều chỉnh năng lượng từ thực vật để duy trì sự ổn định trong hệ sinh thái. Câu 3: Thí nghiệm sau đây được thực hiện để nghiên cứu quá trình hô hấp của hạt nảy mầm và tác động của quá trình này đến lượng O2 trong môi trường kín, các bước thí nghiệm như sau: Bước 1: Xác định vật liệu, phương pháp tiến hành, bố trí thí nghiệm và dự kiến kết quả. Bước 2: Chuẩn bị hai bình thí nghiệm: Bình a: Chứa hạt nảy mầm. Bình b: Chứa hạt đã chết (được xử lý bằng nước sôi để loại bỏ khả năng hô hấp, dùng làm đối chứng).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.