Nội dung text Thi thu THPT QG nam 2024-Lan 1-Hoi Hoa hoc Nghe An-De.pdf
1 HỘI HÓA HỌC NGHỆ AN ĐỀ THI ĐỢT 1 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024 Môn thi : HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề - Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39, Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137. - Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 1: Công thức của metyl fomat là A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5. Câu 2: Vị chua của giấm ăn là do trong giấm ăn chứa A. axit axetic. B. axit fomic. C. axit oxalic. D. axit acrylic. Câu 3: Chất nào sau đây phân li trong nước tạo ra dung dịch có môi trường kiềm? A. HCl. B. Na2SO4. C. KOH. D. KNO3. Câu 4: Khi kim loại Mg phản ứng với khí O2, thì một nguyên tử Mg nhường bao nhiêu electron? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 5: Kim loại nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? A. Fe. B. Cu. C. Be. D. Na. Câu 6: Dùng chất nào sau đây để bảo quản thịt, cá, ... sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm? A. Nước đá và nước đá khô. B. Fomon, nước đá. C. Phân đạm, nước đá. D. Nước đá khô, fomon. Câu 7: Phenol có công thức là A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. C6H5OH. D. C3H5(OH)3. Câu 8: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. Hg. B. Cr. C. W. D. Li. Câu 9: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra chất khí? A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. Al. Câu 10: Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra sản phẩm kim loại Cu? A. Na. B. Ag. C. Fe. D. Hg. Câu 11: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước ? A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. B. CaSO4, MgSO4. C. CaCl2, MgCl2. D. NaHCO3, NaCl. Câu 12: Trong phân tử tripetit mạch hở có bao nhiêu liên kết peptit ? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 13: Chất X thuộc loại đisaccarit, có nhiều trong thân cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Chất X là A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. xenlulozơ. Câu 14: Cho các cation Cu2+, Ag+ , Fe2+, Na+ . Cation có tính oxi hóa mạnh nhất là A. Ag+ . B. Na+ . C. Cu2+ . D. Fe2+ . Câu 15: Chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính? A. Al2O3. B. Al. C. NaAlO2. D. AlCl3. Câu 16: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc I? A. Etylamin. B. Đimetylamin. C. Trimetylamin. D. Etylmetylamin. Câu 17: Đun nóng triolein với dung dịch NaOH dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được glixerol và dung dịch chứa chất nào sau đây? A. C15H31COONa. B. C17H33COOH. C. C15H31COOH. D. C17H33COONa. Câu 18: Polime nào sau đây có thành phần hóa học chỉ gồm các nguyên tố C, H và O ? A. Poli(vinyl clorua). B. Tơ nilon-6,6. C. Poli(metyl metacrylat). D. Cao su buna.
3 B. Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất. C. Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hóa +1. D. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm IIA đều là kim loại. Câu 33: Phèn chua được làm trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước, ... Một mẫu phèn chua có lẫn tạp chất không tan trong nước. Để tinh chế phèn chua, ta tiến hành như sau: Hòa ta phèn chua vào nước nóng (50 oC) và loại bỏ tạp chất không tan thu được dung dịch phèn chua bão hòa. Lấy 100 gam dung dịch phèn chua bão hòa (ở 50 oC) làm nguội đến 20 oC thu được dung dịch phèn chua bão hòa và tách ra m gam tinh thể KAl(SO4)2.12H2O. Biết 100 gam nước ở 50 oC và 20 oC hòa tan được tối đa lượng KAl(SO4)2 lần lượt là 36,8 gam và 14 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 34,7. B. 22,8. C. 16,8. D. 57,3. Câu 34: Hiện nay, một trong những phương pháp sản xuất NH3 bằng sự chuyển hoá có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí thiên nhiên (có thành phần chính là CH4) theo các phản ứng: - Phản ứng điều chế H2: CH4 + 2H2O → CO2 + 4H2. (1) - Phản ứng khử O2 để thu N2 trong không khí: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O. (2) - Phản ứng tổng hợp NH3: N2(khí) + 3H2(khí) 2NH3(khí) (3) Giả thiết phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện. Nếu lấy 580,68 m3 CH4 thì cần phải lấy bao nhiêu m3 không khí (chứa 21,03% O2; 78,02% N2; còn lại là khí hiếm) để có đủ lượng H2 và N2 theo tỉ lệ 3 : 1 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp NH3. A. 730,00. B. 992,23. C. 841,20. D. 1934,31. Câu 35: Giấm ăn được điều chế bằng phương pháp lên men dung dịch ancol etylic theo phương trình hóa học sau: C2H5OH + O2 ⎯⎯→xt CH3COOH + H2O. Khi lên men 10 lít ancol etylic 50 thì thu được m kg giấm ăn 5% (biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%; khối lượng riêng của C2H5OH = 0,8 gam/ml). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 10,43. B. 8,35. C. 41,74. D. 9,46. Câu 36: Nước cứng gây nhiều trở ngại cho đời sống thường ngày. Các nguồn nước ngầm hoặc nước ở các ao hồ, sông suối thường có độ cứng cao bởi quá trình hòa tan các ion Ca2+, Mg2+ có trong thành phần của lớp trầm tích đá vôi, ... Dựa vào chỉ số tổng nồng độ của các ion Ca2+ và Mg2+ để phân chia độ cứng thành các cấp độ khác nhau như hình bên. Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng Na2CO3 để làm mềm nước có tính cứng toàn phần. (b) Nước có tổng nồng độ ion Ca2+, Mg2+ bằng 150 mg/l thuộc loại nước cứng. (c) Nước cứng làm cho xà phòng có ít bọt, giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng. (d) Nước tự nhiên có chứa ion Ca2+, Mg2+, HCO3 - gọi là nước có tính cứng vĩnh cửu. (đ) Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày có thể dùng dung dịch giấm ăn. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 37: Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z (MX < MY < MZ) đều no, mạch hở, chứa không quá 2 chức este. Đốt cháy hoàn toàn 33,22 gam hỗn hợp E thu được 18,9 gam nước. Mặt khác, đun nóng 33,22 gam E với 500ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chứa hai muối của hai axit cacboxylic và 18,5 gam hỗn hợp G gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là A. 53,28%. B. 72,24%. C. 26,37%. D. 28,90%. Câu 38: Cho các thí nghiệm sau: (a) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.