Nội dung text Dap-an-LSDL-1.docx
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HSG KHỐI 9 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 9 II. Tự luận:Phần LS&DL 1 * Phân môn Lịch sử: 16,0 điểm CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 (5,0 điểm) a. Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917. - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong hoàn cảnh mất nước, các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đều bị thất bại, Nguyễn Tất Thành dù rất khâm phục các nhà cách mạng tiền bối nhưng không tán thành đường lối đấu tranh của họ nên đã quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới - Ngày 5- 6 -1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xin làm phụ bếp trên một chiếc tàu buôn của Pháp, bắt đầu hành trình sang phương Tây và sau đó qua nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. - Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, đã làm nhiều nghề để kiếm sống, tích cực hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước và phong trào công nhân Pháp. - Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành. Những hoạt động yêu nước trong thời gian này là điều kiện quan trọng để Nguyễn Tất Thành xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. 1,5 0,25 0,5 0,5 0,25 b. Bối cảnh nào thúc đẩy Nguyễn Tất Thành sang phương Tây tìm đường cứu nước? Con đường và những hoạt động của Người có gì khác so với các nhà yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh? * Bối cảnh thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước: - Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thị trường, thuộc địa. - Đất nước bị mất độc lập, chủ quyền, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết. - Sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới. - Nhiều yếu tố của văn minh phương Tây đã được du nhập vào Việt 3,0 0,25 0,25 0,5
Nam => ánh sáng văn minh phương Tây đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành sang đây để “xem các nước làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào” và tìm hiểu “điều gì ẩn náu sau những chữ Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. * Điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành với các nhà yêu nước tiền bối: - Khác biệt về hướng đi: + Các nhà yêu nước tiền bối: Hướng sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc). + Nguyễn Tất Thành: Hướng sang phương Tây (các nước đế quốc hùng mạnh của thời đại, trong đó có nước Pháp) - Khác biệt về mục đích: + Các nhà yêu nước tiền bối: cầu viện, nương nhờ, vận dụng mô hình học tập vào Việt Nam để giành độc lập dân tộc. + Nguyễn Tất Thành: tìm hiểu cách thức, phương pháp để giải phóng dân tộc. - Cách thức tiếp cận chân lý: + Các nhà yêu nước tiền bối: Tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản gián tiếp qua tân thư, tân báo, tân văn; không tiến hành khảo sát trên diện rộng để có cái nhìn phổ quát. + Nguyễn Tất Thành: Tiến hành khảo sát trên diện rộng (đi qua nhiều nước, nhiều châu lục, trong đó Nguyễn Tất Thành đã dừng chân khá lâu ở Anh, Pháp, Mĩ); trải qua quá trình lao động thực tiễn. 0,5 0,5 0,5 0,5 c. Bài học rút ra cho bản thân: - Lòng yêu nước. - Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì. - Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách. - Bản lĩnh độc lập, tư duy sáng tạo… 0,5 Câu 2 (3,0 điểm) a. Những khó khăn, thử thách của nước Nga sau khi đánh tan giặc ngoại xâm và nội phản(1920): - Sau khi đánh tan ngoại xâm và nội phản, từ năm 1921, nước nga bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách: - Về kinh tế: Gánh chịu hậu quả nặng nề do bốn năm chiến tranh đế quốc và ba năm chiến tranh chống ngoại xâm, nội phản - Về chính trị : + Tình hình chính trị vẫn chưa ổn định, các lực lượng phản cách mạng vẫn điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. + Chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp, nông dân bất 1,5 0,25 0,5 0,25 0,25
mãn với chế độ trưng thu lương thực thừa …làm ảnh hưởng đến lòng tin vào Đảng và nhà nước + Lúc này, chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Nga Xô viết 0,25 b. Để khắc phục những khó khăn đó, Đảng Bôn-sê-vích đã có chủ trương gì? Ý nghĩa của chủ trương đó. * Chủ trương của Đảng Bôn-sê-vích Trước tình hình khó khăn của đất nước, tháng 3-1921, Đại hội Đảng Bôn-sê-vích đã quyết định chuyển từ chính sách Cộng sản thời chiến sang Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng: chế độ thu thuế lương thực thay cho chế độ trưng thu lương thực, thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân mở xí nghiệp, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga * Ý nghĩa của chủ trương đó : - Việc thực hiện Chính sách kinh tế mới đã động viên nhân dân hăng hái sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế - Kịp thời giải quyết được khó khăn cho nhân dân, trên cơ sở đó củng cố niềm tin vào Đảng và chính quyền Xô viết - Tạo cơ sở kinh tế, chính trị cho Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 1,5 0,75 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (4,0 điểm) a. Vì sao Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là cuộc khủng hoảng “thừa”? Giải pháp thoát khỏi đại suy thoái kinh tế 1929-1933 giữa hai nhóm nước Anh-Pháp-Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó? * Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là cuộc khủng hoảng “thừa”, vì: - Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 – 1933 xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất ồ ạt hàng hóa ế thừa, trong khi đó sức mua giảm sút vì quần chúng còn nghèo khổ . Cung vượt quá cầu, sự mất cân bằng về kinh tế dẫn đến khủng hoảng * Điểm khác nhau trong việc lựa chọn giải pháp thoát khỏi đại suy thoái kinh tế 1929-1933 giữa hai nhóm nước Anh-Pháp-Mỹ và Đức- I-ta-li-a-Nhật Bản - Anh, Pháp, Mỹ tiến hành những chính sách cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới việc quản lí, tổ chức lại sản xuất - Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tiến hành thiết lập chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của các thế lực phản động và hiếu chiến nhất * Nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau: 2,5. 0,5 0,5 0,5 .
- Anh, Pháp, Mỹ: + Có nhiều thị trường và thuộc địa, có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa, do đó có thể thoát khỏi khủng hoảng bằng những biện pháp cải cách + Truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Anh, Pháp, Mỹ thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước thông qua biện pháp hòa bình, cải cách. - Đức, I-ta-lia-a, Nhật Bản: + Không có hoặc có ít thuộc địa nên ngày càng thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường do đó đã đi theo con đường phát xít hoá, thiết lập chế độ độc tài, phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới. + Truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước bằng bạo lực. 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Kinh tế Mỹ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Hãy chỉ rõ những yếu tố tạo nên sự phát triển đó? * Sự phát triển của kinh tế Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX Thập niên 20 của thế kỉ XX là thời kì phát triển “hoàng kim” của kinh tế Mỹ: sản lượng công nghiệp tăng 69% trong vòng 6 năm (1923- 1929), năm 1929 Mỹ chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thế giới *Những yếu tố nào tạo nên sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ: - Nước Mỹ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên - Mỹ không bị ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ nhất mà ngược lại còn thu được nhiều lợi nhuận nhờ bán vũ khí, hàng hoá - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mỹ có ưu thế là nước thắng trận và giành được nhiều nguồn lợi - Mỹ sớm áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất và tăng cường độ bóc lột đối với công nhân 1,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 (4,0 điểm a. Vì sao phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản bị tiêu diệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai? - Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, chiến thắng cuối cùng đã thuộc về các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới . Sự thất bại của phe phát xít là do các nguyên nhân chính sau : + Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh phi nghĩa do phe phát xít gây ra, đồng thời là cuộc chiến tranh chính nghĩa của phe Đồng minh, của các dân tộc bị phát xít chiếm đóng và của các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới. 2,0 0,5 0,5