Nội dung text 6. bài 5. Hoạt động trồng và chăm sóc rừng.docx
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 5: HOẠT ĐỘNG TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của việc trồng và chăm sóc rừng. - Giải thích được việc bố trí thời vụ và mô tả được kĩ thuật trồng, chăm sóc rừng. 2. Năng lực Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực riêng: - Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của việc trồng và chăm sóc rừng. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ. - Trách nhiệm: Có ý thức áp dụng các biện pháp bố trí thời vụ, kĩ thuật trồng, chăm sóc rừng vào thực tiễn. - Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Tranh ảnh, tài liệu, video liên quan đến hoạt động trồng, chăm sóc rừng ở Việt Nam. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều. - Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua video và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về trồng và chăm sóc rừng. Bên cạnh đó kích thích HS mong muốn tìm hiểu các nội dung mới, lí thú trong bài học. b. Nội dung: GV cho HS xem video về cách trồng và chăm sóc rừng, sau đó thực hiện các yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS nêu được một số thông tin về cách trồng và chăm sóc rừng. d.Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS xem video (1:42-5:41) về cách trồng và chăm sóc rừng. - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi truyền bút: GV bật một đoạn nhạc, ấn dừng ngẫu nhiên. Trong khi nhạc phát, HS truyền bút cho nhau. Khi nhạc dừng, bút ở trong tay HS nào thì HS ấy sẽ trả lời câu hỏi về cách trồng và chăm sóc rừng trong video. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video, tham gia trò chơi và thực hiện yêu cầu của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời: + Trồng cây nhỏ và dài xen với cây lớn. + Chia thời gian khai thác với những cây có số tuổi khác nhau; chỉ giữ lại những cây tốt nhất. + Sử dụng phương pháp tỉa cây thay vì khai thác hàng loạt.
+ Giáo dục cho con cháu đời sau hiểu về mục đích, ý nghĩa của trồng và khai thác rừng. … - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngoài phương pháp trồng và chăm sóc rừng như trong video còn có phương pháp trồng và chăm sóc nào khác? Đối với rừng trồng mới, việc trồng rừng được thực hiện vào thời điểm nào trong năm? Trồng và chăm sóc rừng như thế nào cho đúng kĩ thuật? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 5: Hoạt động trồng và chăm sóc rừng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của trồng và chăm sóc rừng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Nêu được những lợi ích của trồng rừng đối với con người và môi trường. - Nêu được vai trò của chăm sóc rừng sau khi trồng. b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1.1, 1.2 SGKtr.23 và trả lời các câu hỏi: - Trồng rừng mang lại những lợi ích gì cho con người và môi trường? - Hãy nêu vai trò của chăm sóc rừng. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về lợi ích của trồng rừng đối với con người và môi trường; vai trò của chăm sóc rừng. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vai trò của trồng rừng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 1.1 trong SGK tr.26, kết hợp với kiến thức đã có để trả lời câu hỏi sau: Trồng rừng mang lại những lợi ích gì cho con người và môi trường? - GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS sử dụng 1. Vai trò của trồng và chăm sóc rừng 1.1. Vai trò của trồng rừng - Phủ xanh những vùng đất trống, đồi núi trọc; khôi phục lại những diện tích rừng bị tàn phá do cháy, thiên tai....
internet, sách, báo,… để tìm hiểu về vai trò của trồng rừng. Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục và tư liệu do GV cung cấp để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời các câu hỏi về thời vụ trồng rừng. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về vai trò cây rừng. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. - Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ nhu câu tiêu dùng xã hội, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Phòng hộ, bảo vệ môi trường sống như duy trì sự cân bằng O, và CO, trong khí quyển....; góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. - Góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho những người dân tham gia hoạt động trồng rừng. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vai trò của chăm sóc rừng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 1.2 trong SGK tr.23, kết hợp với kiến thức đã có để trả lời câu hỏi sau: Hãy nêu vai trò của chăm sóc rừng. - GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS sử dụng internet, sách, báo,… để tìm hiểu về vai trò của chăm sóc rừng. Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục và tư liệu do GV cung cấp để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời các câu hỏi về thời vụ trồng rừng. 1.2. Vai trò của chăm sóc rừng - Chăm sóc rừng giúp giảm sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh hại; tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm đất tơi xốp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho rừng non sinh trưởng và phát triển tốt. - Cây con được chăm sóc có tỉ lệ sống cao hơn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng trồng.