PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHƯƠNG 1. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG.pdf

Trang 1 CHƯƠNG 1. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT Câu 1: Môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường? Hướng dẫn trả lời a. Môi trường sống bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, ở đó sinh vật có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các yếu tố cấu tạo nên môi trường bằng những phản ứng thích nghi. b. Có 4 loại môi trường chủ yếu: Môi trường nước; Môi trường đất; Môi trường trên cạn; Môi trường sinh vật. - Nếu khoảng không gian bao quanh sinh vật là nước thì môi trường sống của loài đó là môi trường nước. Ví dụ cá sống trong môi trường nước. - Nếu khoảng không gian bao quanh sinh vật là đất thì môi trường sống của loài đó là môi trường đất. Ví dụ giun đất sống trong môi trường đất. - Nếu khoảng không gian bao quanh sinh vật là trên cạn thì môi trường sống của loài đó là môi trường trên cạn. Ví dụ các loài chim sông ở môi trường trên cạn. - Nếu khoảng không gian bao quanh sinh vật là cơ thể sinh vật thì môi trường sống của loài đó là môi trường sinh vật. Ví dụ các loài giun ki sinh sống trong ruột lợn. Câu 2: Thế nào là nhân tố sinh thái? Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên sinh vật như thế nào? Hướng dẫn trả lời a. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật. Được chia thành 2 nhóm: - Nhóm nhân tố vô sinh: Tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường. Ví dụ các nhân tố khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió,... - Nhóm nhân tố hữu sinh: Bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật. b. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng. Ví dụ: Ánh sáng mạnh hay yếu, nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp, ngày dài hay ngắn, mật độ cá thể nhiều hay ít... - Các nhân tố sinh thái thay đổi tùy theo môi trường và thời gian. Ví dụ: Ở vùng nhiệt đới, mùa hè nhiệt độ của không khí có thể lên đến 0 40 C trong khi ở trong nước khoảng 0 0 20 C 22 C;  Ánh sáng thay đổi từ buổi sáng đến trưa, đến chiều tối... Câu 3: Giới hạn sinh thái là gì? Trong giới hạn sinh thái có những khoảng giá trị nào? Hướng dẫn trả lời
Trang 2 a. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết. b. Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và vùng chống chịu. - Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. - Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật. Ví dụ: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam. Hinh1.2. Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam. Câu 4: Hãy nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật. Hướng dẫn trả lời Dựa vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thực vật thành 2 nhóm chính: - Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng hoặc tầng trên tán rừng. Ví dụ: Gỗ tếch, phi lao, bạch đàn, lúa, đậu...
Trang 3 - Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như dưới tán cây khác, mái che...Ví dụ: Gỗ lim, cà phê, vạn niên thanh, gừng... Trong đó, các cây thuộc nhóm ưa sáng khi còn nhỏ phần lớn là chịu bóng, sau 2 đến 3 năm tuổi mới chuyển thành cây ưa sáng. Câu 5: Hãy nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật. Hướng dẫn trả lời - Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, động vật được chia thành 2 nhóm: + Nhóm động vật ưa sáng: Những loài chịu được giới hạn rộng về cường độ và thời gian chiếu sáng. Bao gồm các động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ: Trâu, bò, lợn, gà, nhiều loài chim.... + Nhóm động vật tra tối: Những loài chịu được giới hạn hẹp về cường độ và thời gian chiếu sáng. Bao gồm các động vật hoạt động ban đêm. Ví dụ: Hổ, mèo, cú... - Ánh sáng giúp động vật nhận biết các vật và định hướng trong không gian. Ví dụ: Bằng thị giác động vật cảm nhận được thế giới vật chất của môi trường xung quanh. Nhờ khả năng nhận biết các vật chiếu sáng mà động vật có thể định hướng đi xa và trở về nơi cũ. Ví dụ: Chim di cư tránh mùa đông qua hàng nghìn km, bay liên tục cả ngày đêm. Ban đêm, kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. - Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sinh sản của sinh vật. + Nhịp điệu chiếu sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của động vật: Trong tự nhiên, mùa xuân là mùa sinh sản của chim. Mùa xuân, mùa hè là mùa sinh sản của một số loài thú như: Chồn, sóc, nhím, ngựa,... Mùa thu và mùa đông là mùa sinh sản của cừu, hươu.., + Cường độ và thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản và sinh trưởng của nhiều loài động vật. Ví dụ: ● Sầu sỏi ở Việt Nam đình dục (tạm ngừng hoạt động và phát dục) vào mùa đông khi thời gian chiếu sáng trong ngay ngắn đi. ● Nhiều loài chim ngoài vùng nhiệt đới, sự chín sinh dục xảy ra khi độ dài ngày tăng. ● Một số loài thú như cáo, một số loài gặm nhấm sinh sản vào thời kì ngày dài; nhiều loài nhai lại có thời sinh sản ứng với ngày dài. Câu 5: Hãy nêu mối quan hệ giữa các cá thể cùng loại. Hướng dẫn trả lời Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: Nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn linh cẩu, đàn trâu rừng.... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Trang 4 - Quan hệ hỗ trợ: Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong hoạt động lấy thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản... Quan hệ hỗ trợ là phổ biến khi sinh vật sống quần tụ, bầy đàn hay xã hội. Ví dụ: các cây thông sống cạnh nhau có rễ liền nhau để chuyển nước và chất dinh dưỡng cho nhau, cả cơm Hắc Hải khi gặp cá dữ chúng bơi kết thành một khối và chuyển động tròn làm cho cá dữ lúng túng và bỏ đi... Quan hệ hỗ trợ giúp các sinh vật thích nghi tốt với các điều kiện môi trường và khai thác tốt nguồn sống thông qua hiệu suất nhóm”. - Quan hệ cạnh tranh: Gặp điều kiện bất lợi (như thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng cao...), tranh giành con đực con cái. Các cá thể cùng loài sẽ cạnh tranh nhau, có thể đến mức gay gắt dẫn tới hiện tượng tỉa thưa ở thực vật, xuất cư, kí sinh hay ăn thịt đồng loại ở một số động vật và phổ biến là hiện tượng xuất cư ra khỏi quần thể. Câu 6: Hãy nêu mối quan hệ giữa các cá thể khác loài. Hướng dẫn trả lời Các sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch. Quan hệ Đặc điểm: Ví dụ Hỗ trợ Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật Địa y. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu Hội sinh Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, Cá ép bám vào rùa biến Đối địch Cạnh tranh Các sinh vật khác nhau tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. Lúa và cỏ dại trên cùng cánh đồng Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó. Rận sống trên da | vật khác, 1 trâu, bò. Giun đũa sống trong ruột người

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.