PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chuyên đề 2. Truyện cổ tích.pdf

Trang 1 CHUYÊN ĐỀ 2 CHUYỆN CỔ TÍCH Mục tiêu  Kiến thức 1. + Giới thiệu được về thể loại truyện cổ tích: khái niệm, đặc điểm, cách thức kể chuyện. + Trình bày về các kiểu nhân vật quen thuộc của chuyện cổ tích: người mồ côi, dũng sĩ, nhân vật xấu xí mà tài ba, nhân vật tài trí. + Nói được ý nghĩa của truyện cổ tích: Phản ánh cuộc đấu tranh thiện – ác, ước mơ cái thiện chiến thắng cái ác, ước mơ đổi đời, hạnh phúc của con người. 2. + Nói được khái niệm từ mượn và từ thuần Việt. + Xác định được từ mượn trong thực tế sử dụng. 3. + Nêu được đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. + Nói được ý nghĩa và vai trò của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.  Kĩ năng 1. + Kể lại được truyện cổ tích bằng lời văn hoặc tóm tắt truyện bằng sơ đồ. + Xác định các chi tiết kì ảo của truyện cổ tích và vai trò của việc thể hiện ước mơ của nhân dân, tạo sức hấp dẫn cho truyện. + Phân biệt lời kể truyện cổ tích và truyền thuyết. 2. Sử dụng đúng, phù hợp trong văn bản viết và nói 3. Vận dụng xác định các sự kiện và nhân vật trong văn tự sự.
Trang 2 A. VĂN BẢN VĂN HỌC I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM TRUYỆN CỔ TÍCH 1. Khái niệm - Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật. 2. Đặc điểm - Xây dựng hiện thực kì ảo phản ánh ước mơ, lí tưởng của nhân dân lao động. - Tập trung phản ánh và lí giải những vấn đề sinh hoạt gia đình và xã hội trong xã hội phân chia giai cấp. - Phản ánh mơ ước về một xã hội công bằng, dân chủ, trong đó người hiền sẽ gặp lành, kẻ ác sẽ gặp điều ác báo. - Thường sử dụng yếu tố thần kỳ, đặc biệt trong việc mở rộng cốt truyện. SỌ DỪA 1. Nhân vật Sọ Dừa  Sọ Dừa có vẻ ngoài xấu xí, số phận hẩm hiu: - Bề ngoài xấu xí: + Sự ra đời kì lạ: Bà mẹ mang thai cậu do uống nước mưa đựng trong một cái sọ dừa trong rừng. + Hình thú kì lạ: Cậu bé sinh ra không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Cái tên Sọ Dừa được đặt theo đúng ngoại hình và nguồn gốc. - Số phận hẩm hiu: + Khi mới sinh ra suýt nữa cậu bị mẹ mình vứt bỏ. + Gia cảnh hai mẹ con hết sức khó khăn, phải đi ở cho nhà phú ông.  Sọ Dừa có phẩm chất tốt đẹp, trí tuệ khác người: - Trước khi lấy vợ: + Dù không có chân tay nhưng Sọ Dừa có thể chăn bò rất giỏi. + Có tài biến hóa, có thể hóa thành một chàng trai khôi ngô, thổi sáo rất tài. + Khi hỏi cưới con gái phú ông, nhanh chóng đáp ứng những sính lễ xa xỉ mà phú ông yêu cầu. + Ngày cưới, trong nhà tấp nập gia nhân, Sọ Dừa hóa thân thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. - Sau khi lấy vợ: + Thông minh hơn người thi đỗ Trạng Nguyên, được nhà vua cử đi sứ. + Tiên đoán bất trắc trong tương lai, trước khi đi sứ đưa vợ một hòn đá lửa, một con dao, hai quả trứng và dặn luôn mang bên mình. - Ý nghĩa sự lột xác và tài năng của Sọ Dừa: phản ánh ước mơ đổi đời của nhân dân, cho thấy quan niệm về cái đẹp thực sự của con người là nằm ở phẩm chất và trí tuệ bên trong.
Trang 3 THẠCH SANH 1. Nhân vật Thạch Sanh - Nguồn gốc xuất thân đẹp đẽ: + Thạch Sanh tiêu biểu cho kiểu nhân vật dũng sĩ nhưng đồng thời cũng là dạng nhân vật mồ côi. + Chi tiết Thạch Sanh là Thái tử con Ngọc Hoàng đầu thai có tính chất mở đầu, báo hiệu cho cuộc đời tràn đầy những yếu tố kì lạ, phi thường của nhân vật. - Những chiến công và phẩm chất của Thạch Sanh: + Thử thách thứ nhất: Thạch Sanh bị Lí Thông lừa đến miếu chằn tinh thế mạng: Chàng đã tiêu diệt chằn tinh, được bộ cung tên vàng. + Thử thách thứ hai: Thạch Sanh bị Lí Thông lấp cửa hang đại bàng khi xuống cứu công chúa: Chàng diệt đại bàng, cứu con vua Thủy tề, được tặng cho một cây đàn. + Thử thách thứ ba: Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, chàng bị nhốt vào ngục trong cung. Tại đây, tiếng đàn của Thạch Sanh đã giúp công chúa cười nói trở lại. + Thử thách thứ tư: Thạch Sanh đối phó với quân của 18 nước chư hầu. Thạch Sanh được lấy công chúa và sau này được lên ngôi vua.  Thạch Sanh cho thấy phẩm chất tốt đẹp như thật thà, chất phác, vị tha, bao dung và cũng đầy tài năng, mưa trí dũng cảm. 2. Nhân vật Lí Thông - Sự độc ác của Lí Thông hiện lên qua sự tương phản với phẩm chất của nhân vật Thạch Sanh. - Là kẻ kém tài nhưng đầy mưu mô xảo quyệt. Hắn kết thân với Thạch Sanh chỉ nhằm mục đích lợi dụng chàng, lừa Thạch Sanh tới ba lần nhằm cướp công thậm chí đẩy chàng vào chỗ chết. - Kết cục của Lí Thông là sự trừng phạt thích đáng mà truyện cổ tích dành cho kẻ ác. 3. Nghệ thuật. - Hệ thống các yếu tố thần kì, lực lượng ảo đa dạng, phong phú, vừa đóng vai trò là thử thách, vừa là phần thưởng cho người anh hùng. - Kết cấu trùng điệp, nối tiếp phù hợp với cách kể về nhân vật dũng sĩ có nhiều chiến công. EM BÉ THÔNG MINH 1. Thử thách a, Lần thứ nhất - Hoàn cảnh: Đang lao động, bị hỏi bất ngờ - Nội dung: “Mỗi ngày trâu cày mấy đường” + Oái ăm, sự việc không ai để ý. - Cách xử lí: hỏi vặn lại + Đảy thế bị động về phía người ra đề.
Trang 4 b, Lần thứ hai - Hoàn cảnh: Lệnh vua, liên quan đến tính mạng cả làng. - Nội dung: “ Nuôi ba con trâu đực, một năm sau phải đẻ được chín con châu”. + Vô lí, trái với quy luật tự nhiên. - Cách xử lí: Gậy ông đập lưng ông, đưa ra tình huống phi lí tương tự. + Khiến nhà vua tự thừa nhận sự vô lí. c, Lần thứ ba - Hoàn cảnh: Lệnh vua, thực hiện ngay. - Nội dung: “Từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ”. + Không thể thực hiện. - Cách xử lí: Gậy ông đập lưng ông, đưa ra tình huống tương tự. + Đẩy nhà vua vào thế bí. d, Lần thứ tư - Hoàn cảnh: + Thử thách của sứ giả + Liên quan đến vận mệnh dân tộc. - Nội dung: Xâu sợi chỉ mảnh qua ruột ốc dài và vặn + Không thể thực hiện được. - Cách xử lí: Hát bài đồng dao. + Đẩy nhà vua vào thế bí. CÂY BÚT THẦN 1. Mã Lương có tài năng đặc biệt - Số phận hẩm hiu: Mồ côi từ sớm, nhà nghèo. - Tài năng kì lạ: + Vẽ đẹp, giống thật. + Chăm chỉ, quyết tâm tập vẽ ở bất cứ hoàn cảnh. + Ước mơ giản dị: muốn có một cây bút vẽ. - Ước mơ được đền đáp: Mã Lương được trao tặng bút thần, có khả năng biến mọi hình vẽ thành thật. 2. Mã Lương sử dụng bút thần để giúp đỡ mọi người. - Sử dụng cây bút để giúp đỡ người nghèo trong vùng. - Mã Lương vẽ tặng họ những công cụ lao động thiết yếu: cày, cuốc, đèn, thùng múc nước,... - Hành động chứng tỏ tài năng và phẩm chất lương thiện của Mã Lương. 3. Mã Lương sử dụng cây bút thần để đấu tranh với kẻ thù. - Tiêu diệt tên địa chủ tham lam

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.