Nội dung text Bài 12 Phân bón hóa học.docx
Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC Môn học: KHTN 8 (Phần Hóa học) Thời gian thực hiện: 3 tiết (tiết 45, 46, 47 - tuần 12) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Trình bày được vai trò của phân bón đối với cây trồng. - Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón hóa học đối với cây trồng. - Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học đến môi trường của đất, nước và sức khỏe của con người; đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón. 2. Về năng lực: 2.1.Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về vai trò và cách sử dụng phân bón, một số loại phân bón thông dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Năng lực nhận biết KHTN: Biết được vai trò của phân bón đối với vây trồng, một số loại phân bón và cách sử dụng. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón hóa học đối với cây trồng. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nêu được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học đến môi trường của đất, nước và sức khỏe của con người; đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón. 3. Phẩm chất: - Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu khái niệm, tính chất của oxide.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ mà GV yêu cầu. - Trung thực, trách nhiệm trong báo cáo kết quả các họa động và kiểm ra đánh giá. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bài Soạn + GA powerpoint + Máy tính, tivi. - Mẫu các sản phẩm phân bón. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi + SGK + .Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới. b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV Chiếu câu hỏi cho HS hoạt động cá nhân: Phân bón hoá học là gì? Tại sao cần bón phân cho cây trồng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi Hs trả lời câu hỏi, Hs khác nhận xét bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. Dự kiến câu trả lời của HS: - Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng. - Nhu cầu muối khoáng ở từng loài cây và từng giai đoạn phát triển của cây là khác nhau. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo năng suất, cây trồng cần được bổ sung thêm các nguyên tố khoáng bằng cách bón phân và tưới nước.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố hóa học với sự phát triển của cây trồng. Phân bón hóa học a. Mục tiêu: Nêu được vai trò của phân bón đối với cây trồng. b. Nội dung: - HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin SGK/53 - HS thảo luận nhóm theo bàn thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS cá nhân nghiên cứu thông tin SGK/53 - HS hoạt động nhóm theo bàn thực hiện nhiệm vụ học tập: Trình bày về các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng Chuẩn bị: tranh, ảnh, tài liệu về các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và vai trò của chúng đối với sự phát triển của cây trồng. Thảo luận theo nhóm và xây dựng đề cương báo cáo theo các nội dung sau: 1. Lí do cần phải bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng. 2. Kể tên các nguyên tố hoá học mà cây trồng cần với số lượng nhiều (nhóm nguyên tố đa I. Vai trò của các nguyên tố hóa học với sự phát triển của cây trồng. Phân bón hóa học Một số tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và vai trò của chúng đến sự phát triển của cây trồng:
lượng), trung bình (nhóm nguyên tố trung lượng) và ít (nhóm nguyên tố vi lượng) và nêu vai trò của chúng đối với sự phát triển cây trồng. Đại diện nhóm báo cáo trước lớp. - GV cho HS hoạt động cá nhân tiếp tục nghiên cứu thông tin SGK/53 đưa ra khái niệm phân bón hóa học. - GV Cho HS hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ học tập SGK/54 Tại sao cần phải bổ sung các nguyên tố đa lượng như nitrogen, phosphorus, potassium dưới dạng phân bón cho cây trồng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin SGK/54. - HS thảo luận nhóm theo thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS rút ra khái niệm phân bón - HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ học tập Hướng dẫn trả lời nội dung thảo luận nhóm: 1. Lí do cần phải bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng: + Cây trồng cần các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng để cấu tạo nên tế bào của chúng; điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây và giúp cây trồng tăng khả năng chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường. + Nhu cầu nước và muối khoáng ở từng loài và từng giai đoạn phát triển của cây là khác nhau. Để sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo năng suất, cây trồng cần được bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng bằng cách bón phân và tưới nước. 2. - Nhóm nguyên tố đa lượng: N, P, K. + Vai trò của N: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất