Nội dung text Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm-Kết nối tri thức-Cả năm.pdf
1 Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm-Kết nối tri thức Zalo 0969325896 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHƯƠNG I. DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM BÀI 1: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM (5 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giới thiệu chung các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm: protein, lipid, carbohydrate, vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước, bao gồm: - Các thực phẩm cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể người. - Một số vai trò chính đối với cơ thể người. - Nhu cầu của cơ thể người. 2. Năng lực Năng lực chung: - Tìm kiếm và chọn lọc được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm. - Khả năng giao tiếp với người khác khi làm việc nhóm; kĩ năng phân công công việc chung, lên kế hoạch sắp xếp công việc. Năng lực riêng: - Nhận thức công nghệ: o Trình bày, phân loại được các nhóm chất dinh dưỡng (các chất sinh năng lượng: protein, lipid, carbohydrate và nhóm các vitamin, chất khoáng) và loại thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng. o Nêu được vai trò chính của từng nhóm chất dinh dưỡng với cơ thể người. o Trình bày được nhu cầu của cơ thể người với từng nhóm chất. - Đánh giá công nghệ: Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan đến dinh dưỡng. 3. Phẩm chất
2 - Cẩn thận, tỉ mỉ, quan sát để đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận. - Tò mò, ham học, chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu mở rộng kiến thức. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. - Máy tính, máy chiếu. - Tranh ảnh, tài liệu, video,... một số loại thực phẩm theo nhóm chất dinh dưỡng. - Một số mẫu vật/sản phẩm là thực phẩm phổ biến tại địa phương. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. - Đọc trước bài học trong SGK và trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá; tìm hiểu chung về các nhóm dinh dưỡng: khái niệm, phân loại, các thực phẩm cung cấp, vai trò và nhu cầu của cơ thể người. Từ đó đưa ra đặc điểm chung của một số thực phẩm phổ biến ở địa phương và trong cuộc sống. - Tìm hiểu một số ngành nghề liên quan. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS hình dung sơ lược nội dung bài học, đồng thời tạo hứng khởi, kích thích HS tham gia bài học mới. b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi khởi động. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra một số mẫu vật là các loại thực phẩm phổ biến đã chuẩn bị như gạo, ngô, hạt lạc, trứng, rau cải, chuối, ớt chuông,... - Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Có thể chia thực phẩm trên thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
3 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, quan sát kết hợp với kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng HS trả lời (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS xung phong trả lời: Thực phẩm được chia thành 2 nhóm chính, trong đó gồm: + Các chất sinh năng lượng: protein (đạm, lipid (chất béo), carbohydrate. + Nhóm các vitamin, chất khoáng, chất xơ, nước. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi nhận các câu trả lời của HS. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trên đây là một số loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú, đa dạng và thiết yếu để cơ thể phát triển khỏe mạnh, cân đối. Vậy, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể người? Để có thông tin đầy đủ và chính xác nhất trả lời cho những câu hỏi trên, từ đó đánh giá được khả năng và hiểu biết bản thân về thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về protein a. Mục tiêu: - Nêu được cấu tạo của protein, các thực phẩm cung cấp protein. - Nêu được vai trò của protein đối với cơ thể người và nhu cầu protein của cơ thể người. b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục I.1 SGK trang 5 - 6 và thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: Protein và vai trò của protein đối với cơ thể người và nhu cầu protein của cơ thể người.
4 d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 6 HS. - GV giới thiệu khái quát về protein. - GV yêu cầu các cá nhân HS đọc nội dung mục I.1 và quan sát Hình 1.2, trả lời câu hỏi hộp chức năng Khám phá SGK 6: Tại sao trong khẩu phần ăn cần có sự kết hợp nhiều loại thực phẩm, kết hợp giữa thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật? - Từ câu trả lời của HS về các loại thực phẩm giàu protein và vai trò của protein đối với cơ thể người, GV yêu cầu các nhóm HS hoàn thành Phiếu học tập (Đính kèm dưới hoạt động). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung mục I và quan sát Hình 1.2, thảo luận và trả lời câu hỏi Khám phá. - Các nhóm HS báo cáo sản phẩm phiếu học tập. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi Khám phá: Cần kết hợp nhiều loại thực phẩm trong I. CÁC CHẤT SINH NĂNG LƯỢNG 1. Protein - Protein hay còn gọi là chất đạm, là hợp chất hữu cơ có chứa nitrogen. - Đơn vị cấu tạo: amino acid. - Dựa vào nguồn gốc, protein được chia thành hai nhóm: protein có nguồn gốc động vật và protein có nguồn gốc thực vật. (Phiếu học tập số 1 - Đính kèm dưới hoạt động)