PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 18. Miễn TNHS đối với người phạm tội xâm phạm ANQG – Quy định của pháp luật... – Ts.Nguyễn Thị Thu Hương, Ths.Nguyễn Hải Yến.pdf

1 MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Hải Yến  Tóm tắt Quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam cho thấy chính sách nhân đạo luôn được đề cập một cách sâu sắc, đầy đủ, đặc biệt là các quy định về miễn, giảm trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, tha tù trước thời hạn có điều kiện, án treo,... những chế định này được đặt ra nhằm tạo cơ hội cho người phạm tội có đủ các điều kiện được hưởng các chính sách khoan hồng của Nhà nước, trong đó có cả các đối tượng phạm tội xâm phạm An ninh quốc gia. Bài viết sẽ nghiên cứu về các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia với các nội dung như: Khái niệm, căn cứ miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về vấn đề này. Từ khoá: miễn trách nhiệm hình sự, tội phạm, an ninh quốc gia. 1. Đặt vấn đề Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam. Việc xác định trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội xâm phạm ANQG là vô cùng quan trọng, không những cần đảm bảo mục tiêu cao nhất về lợi ích quốc gia trên các phương diện chính trị, kinh tế, đối ngoại mà còn phải đảm bảo tính giáo dục, thuyết phục, nhân đạo. Do vậy, cùng với việc quy định về trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với các tội xâm phạm ANQG rất nghiêm khắc, Bộ luật hình sự (BLHS) cũng quy định về các trường hợp miễn  Tiến sĩ, Trưởng khoa Luật, Trường Đại học An ninh Nhân dân.  Thạc sĩ, giảng viên khoa Luật, Trường Đại học An ninh Nhân dân.
2 TNHS đối với người phạm tội xâm phạm ANQG. Thực hiện những quy định này nhằm hạn chế việc áp dụng chế tài của luật hình sự nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. 2. Khái niệm về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, bất cứ ai đã thực hiện tội phạm được BLHS quy định thì phải chịu TNHS. Tuy nhiên, với bản chất nhân đạo của pháp luật và mục đích động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng cải tạo, giáo dục, BLHS có những quy định ngoại lệ, miễn truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong một số trường hợp nhất định. Miễn TNHS là chế định thể hiện rõ chính sách hình sự khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước trong việc xử lý người phạm tội bằng việc không buộc người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi vì đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Miễn TNHS được quy định từ rất sớm trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam và tiếp tục được ghi nhận trong BLHS năm 2015. Từ quy định của BLHS năm 2015, có thể rút ra một số nội dung liên quan đến miễn TNHS đối với người phạm tội xâm phạm ANQG như sau: Thứ nhất, về cơ sở pháp lý của miễn TNHS: Miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong các Bộ luật Hình sự với các trường hợp khác nhau được quy định trong cả Phần chung và Phần các tội phạm. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự tại phần chung ở các Điều 16, Điều 29, khoản 2 Điều 91. Chương các tội xâm phạm ANQG, BLHS hiện hành quy định trường hợp miễn TNHS đối với người phạm tội gián điệp tại khoản 4 Điều 110. Thứ hai, về thẩm quyền miễn TNHS: tuỳ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể của hoạt động truy cứu TNHS đối với người phạm tội, chủ thể có thẩm quyền miễn TNHS cho người phạm tội xâm phạm ANQG bao gồm: Cơ quan điều tra (trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân) trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn truy tố, hoặc Toà án trong giai đoạn xét xử. Thứ ba, về hệ quả pháp lý của miễn TNHS: trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự hiện hành có liên quan đến TNHS và miễn TNHS cho thấy, người người phạm tội xâm phạm ANQG được miễn TNHS không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất
3 lợi của việc phạm tội như: họ (có thể) không bị truy cứu TNHS, không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác và không bị coi là có án tích... Chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng: Người phạm tội có thể không bị truy cứu TNHS chứ không có nghĩa miễn TNHS đối với người phạm tội tức là miễn truy cứu TNHS... Bởi lẽ, nếu ở giai đoạn truy tố hoặc xét xử, người phạm tội mới được Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng văn bản (hay bản án) đình chỉ vụ án và miễn TNHS, thì lúc này, việc truy cứu TNHS người đó đã được tiến hành và trải qua một giai đoạn trước đó (giai đoạn điều tra hoặc truy tố), cũng như Cơ quan Điều tra (hoặc Viện kiểm sát) đã đưa người này vào vòng tố tụng. Như vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự, người được miễn TNHS không phải chịu bất kỳ hậu quả gì dưới góc độ pháp lý hình sự.1 Thứ tư, về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự: BLHS năm 2015 phân chia các trường hợp miễn TNHS thành hai hình thức “được” hoặc “có thể được” miễn TNHS. Các trường hợp “được miễn TNHS” quy định tại Điều 16, Điều 27, khoản 1 Điều 29; các trường hợp “có thể được miễn TNHS” quy định tại khoản 2, 3 Điều 29, khoản 2 Điều 91; Quy định về miễn TNHS đối với người phạm Tội gián điệp (khoản 4 Điều 110), là trường hợp “được miễn TNHS” nếu thỏa mãn điều kiện luật định. Mặc dù các tội xâm phạm ANQG được xem là nguy hiểm nhất trong các tội phạm được quy định trong BLHS, cần nghiêm trị để thể hiện tính răn đe và đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, chính sách miễn TNHS không ngoại lệ đối với các tội xâm phạm ANQG nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng cải tạo và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Từ quy định chung về miễn TNHS và các quy định có liên quan đến các tội xâm phạm ANQG, có thể hiểu miễn TNHS đối với các tội phạm xâm phạm ANQG như sau: “Miễn TNHS đối với người phạm tội xâm phạm ANQG là biện pháp nhân đạo, phản ánh sự khoan hồng của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm ANQG khi có các căn cứ theo quy định của BLHS với nội dung là không buộc người này phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện.” 1 LS. Phạm Tuấn Anh (2020), “Hậu quả pháp lý của miễn trách nhiệm hình sự” [https://luatsuphamtuananh.com/bao- chua--bao-ve-quyen-loi-trong-vu-an-hinh-su/hau-qua-phap-ly-cua-mien-trach-nhiem-hinh-su/vn] (truy cập ngày 5/9/2024).
4 3. Quy định của pháp luật hình sự về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia Để có thể miễn TNHS đối với các tội xâm phạm ANQG cần dựa vào các căn cứ hết sức chặt chẽ. Căn cứ miễn TNHS đối với các tội xâm phạm ANQG cũng trên cơ sở quy định miễn TNHS chung tại Điều 16, Điều 29 tại phần chung của BLHS. Ngoài ra, trong Chương Các tội xâm phạm ANQG thì miễn TNHS được quy định tại 1 điều luật cụ thể là Tội gián điệp (Khoản 4 Điều 110). Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tập trung phân tích những căn cứ có thể được xem xét miễn TNHS đối với các tội xâm phạm ANQG, bao gồm: - Các trường hợp miễn TNHS bắt buộc tại phần chung BLHS + Thứ nhất, miễn TNHS do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: Điều 16 BLHS quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.... Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm...”. Như vậy, đây là trường hợp một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm (Chuẩn bị phạm tội) hoặc đã bắt đầu thực hiện tội phạm nhưng chứ thực hiện hết hành vi được cho là cần thiết để gây ra hậu quả (phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành) nhưng đã tự nguyện và dứt khoát thôi hẳn, từ bỏ hẳn hành vi phạm tội của mình. Trong trường hợp này, cả về hành vi khách quan và ý thức chủ quan của chủ thể đã làm giảm đi tính nguy hiểm cho xã hội nên người phạm tội được miễn TNHS về tội định hoặc đang thực hiện. Như vậy, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một quy định có ý nghĩa tích cực cần được khuyến khích nhằm giảm bớt hậu quả nghiêm trọng do việc phạm tội gây ra. Đây là dạng miễn TNHS bắt buộc, thuộc thẩm quyền áp dụng của các cơ quan tố tụng căn cứ vào từng giai đoạn tố tụng cụ thể. Các tội xâm phạm ANQG có thời điểm tội phạm hoàn thành rất sớm, đa số các tội, chủ thể chỉ cần thực hiện hành vi khách quan là tội phạm đã hoàn thành. Thậm chí có tội chỉ cần chủ thể thực hiện một bộ phận hay một giai đoạn của hành vi nhằm để gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, đạt được mục đích mình mong muốn là đã hoàn thanh (Tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, điều 109, BLHS 2015)2 . Tuy nhiên, từ quy định tại Điều 16 và nội dung các điều luật từ Điều 108 đến Điều 121 BLHS về các tội xâm phạm ANQG cụ thể đều có quy định về các trường hợp chuẩn bị phạm tội đối với tội này, do vậy, 2 Xem: Kiều Đình Thụ (1996), Tìm hiểu Luật Hình sự Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên, 2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.96.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.