Nội dung text BÀI SỐ 7 - ĐỀ BÀI - Tiktok @thptqg2025.docx
TikTok @thptqg2025 BÀI 7: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng A. trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào dân tộc. B. trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu nước. C. đối với sự sinh tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc D. khơi dậy và củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc. Câu 2. Một trong những cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỉ X B. kháng chiến chống quân Triệu thế kỉ II TCN C. kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV D. kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỉ XIX Câu 3. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 938 diễn ra tại A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. bến Đông Bộ Đầu. D. cửa ải Hàm Tử Câu 4. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý diễn ra tại A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. đồn Ngọc Hồi - Đống Đa. D. bến Đông Bộ Đầu. Câu 5. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789 diễn ra tại A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. đồn Ngọc Hồi - Đống Đa. D. cửa ải Chi Lăng Câu 6. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược năm 938 là A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê Lợi. D. Quang Trung - Nguyễn Huệ. Câu 7. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh cuối thế kỉ XVIII là A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê Lợi. D. Nguyễn Huệ - Quang Trung. Câu 8. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây của quân dân Việt Nam có đặc điểm độc đáo: sự khởi đầu và kết thúc cuộc khởi nghĩa là một hội thề lịch sử? A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng C. Khởi nghĩa Lam Sơn D. Khởi nghĩa Bà Triệu Câu 9. Dòng sông nào sau đây ba lần ghi danh quân dân Việt Nam chiến thắng quân xâm lược? A. Sông Đà B. Sông Bạch Đằng C. Sông Hồng D. Sông Mê – công Câu 10. Một trong những cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. kháng chiến chống quân Thanh thế kỉ XVIII B. kháng chiến chống quân Tống thế kỉ XI C. kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỉ XIX D. kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỉ X Câu 11. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981 là A. Lý Thường Kiệt. B. Lê Hoàn. C. Ngô Quyền. D. Trần Quốc Tuấn. Câu 12. Nội dung nào sau đây lý giải không đúng về nhận định: “Với vị trí địa chiến lược quan trọng, trong nhiều thế kỉ, Việt Nam là quốc gia thường xuyên trở thành đối tượng nhòm nhó, can thiệp và xâm lược của các thế lực bên ngoài”? A. Nằm trên tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời và quan trọng giữa các nước lớn
TikTok @thptqg2025 B. Là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới, nhiều nước lớn muốn giao thương C. Là địa bàn tiền tiêu của Đông Nam Á từ phía bắc, cửa ngõ tiến vào bán đảo Trung Ấn D. Liền kề Trung Quốc, án ngữ biển Đông, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với hải đảo Câu 13. Năm 1258, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vang dội tại A. Đông Bộ Đầu. B. sông Bạch Đằng. C. Chi Lăng - Xương Giang. D. sông Như Nguyệt. Câu 14. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, quân dân nhà Trần đã tổ chức phản công và giành thắng lợi ở A. cửa Hàm Tử B. sông Như Nguyệt. C. ải Chi Lăng. D. sông Bạch Đằng Câu 15. “Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được” (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 204, 205) Đoạn thông tin trên nhắc đến ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến nào sau đây? A. Kháng chiến chống quân Thanh 1789 B. Kháng chiến chống quân Nguyên 1258 C. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785 D. Kháng chiến chống quân Nam Hán 938 Câu 16. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945? A. Mục đích kháng chiến của ta là chính nghĩa. B. Kẻ thù gặp khó khăn trong quá trình xâm lược C. Lực lượng quân sự của ta lớn mạnh hơn kẻ thù. D. Ta nhận được ủng hộ, giúp đỡ to lớn từ bên ngoài. Câu 17. Những câu thơ sau của thượng tướng Trần Quang Khải gợi đến cuộc kháng chiến nào sau đây? Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu (Hồi giá về kinh) A. Kháng chiến chống quân Nguyên 1258 B. Kháng chiến chống quân Nguyên 1285 C. Kháng chiến chống quân Nguyên 1287 – 1288 D. Kháng chiến chống quân Tống 1075 – 1077 Câu 18: Trần Quốc Tuấn đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên như sau: “vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt”. Nguyên nhân thắng lợi mà Trần Quốc Tuấn nhắc đến ở đây là A. Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của dân tộc B. Sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh C. Những khó khăn của kẻ thù trong quá trình xâm lược D. Các cuộc kháng chiến của ta đều chính nghĩa
TikTok @thptqg2025 Câu 19. Năm 1637, Giang Văn Minh được vua Lê cử đi sứ sang triều Minh. Trong buổi triều kiến, vua Minh ra vế đối: Đồng trị chí kim đài dĩ lục (Cột đồng đến giờ rêu đã mọc xanh) nhắc đến sự tích cột đồng Mã Viện và thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Giang Văn Minh đã đối lại: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng xưa máu vẫn còn loang đỏ) gợi lại việc ba lần đánh bại quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng của dân tộc ta. Những cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta đã ghi dấu chiến công lừng lẫy trên sông Bạch Đằng? A. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Tống (981), kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1287 - 1288) B. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Tống (981), kháng chiến chống quân Xiêm (1785) C. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Xiêm (1785), kháng chiến chống quân Thanh (1789) D. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Nguyên (1285), kháng chiến chống quân Thanh (1789) Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? A. Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, mở ra thời đại độc lập, tự chủ của dân tộc. B. Đánh bại hoàn toàn tham vọng bành trướng của các triều đại phong kiến phương Bắc. C. Đánh bại hoàn toàn tham vọng bành trướng và ý chí xâm lược của quân Nam Hán. D. Mở đầu thời kì đấu tranh chống ách đô hộ của nhân dân ta thời Bắc thuộc. Câu 21. “Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn (năm 1785), miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như sợ cọp” (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, trang 227, 228) “ Cuộc bại trận năm Giáp Thìn” của quân Xiêm là A. Chi Lăng – Xương Giang B. Ngọc Hồi – Đống Đa C. Rạch Gầm – Xoài Mút D. Chương Dương, Hàm Tử Câu 18. Cuộc kháng chiến nào sau đây của nhân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược đến từ phương Tây? A. kháng chiến chống quân Mông Cổ B. kháng chiến chống thực dân Pháp C. kháng chiến chống quân Thanh D. kháng chiến chống quân Tống Câu 19. Lãnh đạo cuộc kháng chiến của quân dân ta chống quân xâm lược Tống thế kỉ XI là A. Lý Thường Kiệt. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê lợi. D. Quang Trung. Câu 20. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh được thể hiện chủ yếu thông qua A. hình thức chiến tranh. B. lực lượng tham gia. C. mục đích chiến tranh. D. thành phần lãnh đạo Câu 21. Cuộc kháng chiến nào sau đây đã mở đầu truyền thống kết thúc chiến tranh một cách mềm dẻo để giữ vững hoà hiếu với nước ngoài của dân tộc ta? A. Kháng chiến chống Nam Hán thế kỉ X B. Kháng chiến chống Tống thế kỉ XI. C. Kháng chiến chống Mông – Nguyênthế kỉ XIII. D. Kháng chiến chống Xiêm thế kỉ XVIII Câu 22. Một trong những nghệ thuật quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
TikTok @thptqg2025 (1075 – 1077) là A. vườn không nhà trống B. Chớp thời cơ C. Đóng cọc trên sông, lợi dụng thủy triều D. Tiên phát chế nhân Câu 23. Một trong những nghệ thuật quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) là A. vườn không nhà trống B. Chớp thời cơ C. Đóng cọc trên sông, lợi dụng thủy triều D. Tiên phát chế nhân Câu 24. Một trong những nghệ thuật quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) là A. Tiên phát chế nhân. B. Hành quân thần tốc. C. Vườn không nhà trống. D. Lợi dụng thủy triều. Câu 25. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược dưới thời Trần? A. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo. B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và bền bỉ đấu tranh. C. Quân giặc yếu, chủ quan, không có người lãnh đạo tài giỏi. D. Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến của quân dân nhà Trần Câu 26: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Hình thành và nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc B. Tô đậm nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc D. Tác động lớn đến chính sách của bộ máy lãnh đạo Câu 27. Việt Nam nằm trên trục đường giao thông quan trọng, nối liền A. châu Á và châu Mĩ B. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương D. châu Mĩ và châu Đại Dương Câu 28: Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược nào sau đây? A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á. B. Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi. C. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á. D. Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Câu 29. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây? A. Đánh nhanh, thắng nhanh. B. Chủ động tiến công. C. Vây thành, diệt viện. D. Vườn không nhà trống. Câu 30. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược thế kỉ XVIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào? A. Nhà Tiền Lê. B. Nhà Lý. C. Nhà Tây Sơn. D. Nhà Hồ. Câu 31. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào sau đây?