PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Cảm ứng ở động vật.word.pdf

Trường: Họ và tên GV: Tổ: Ngày soạn: 5/9/2023 BÀI 17. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Thời gian thực hiện: tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này học sinh cần: * Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau. * Phân biệt được hệ thần kinh ống với các dạng hệ thần kinh mạng lưới và chuỗi hạch. * Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh. * Mô tả được cấu tạo của synapse và quá trình truyền tin qua synapse. * Nêu được khái niệm phản xạ, phân tích được một cung phản xạ, phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ. * Nêu được các dạng thụ thể cảm giác và vai trò của chúng. * Nêu được vai trò của các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác. * Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của cơ quan cảm giác (tai, mắt). * Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được các ví dụ minh hoạ. * Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh như mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác,.. * Giải thích được cơ chế giảm đau khi uống hoặc tiêm thuốc giảm đau. * Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: không lạm dụng chất kích thích, phòng chống nghiện và cai nghiện chất kích thích. 2. Về năng lực a) Năng lực chung  Giao tiếp, hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm.  Tự học, tự chủ: Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu liên quan đến bài học  Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn liên quan đến kiến thức trong bài học. b) Năng lực chuyên môn  Nhận thức sinh học:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu/xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập. a) Mục tiêu: Thu hút/tạo hứng thú học tập, tạo tình huống và xác định vấn đề học tập. b) Nội dung: Học sinh quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi - HS quan xem đoạn video về một số hiện tượng cảm ứng ở người: https://youtu.be/EbTAAKNpuMM?t=34 - Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi Câu 1: Làm cách nào mà cơ thể chúng ta có thể phản ứng kịp thời trước rất nhiều kích thích khác nhau đến từ môi trường? Trả lời: Cơ thể chúng ta có thể phản ứng kịp thời trước rất nhiều kích thích khác nhau đến từ môi trường nhờ có những cơ chế thích ứng được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương phản ứng lại với các kích thích khác nhau của môi trường. Câu 2: Quan sát hình và cho biết: Khi tay bị chạm vào gai trên cây xương rồng thì phản ứng của tay sẽ như thế nào? Trả lời: Khi tay bị chạm vào gai trên cây xương rồng thì tay sẽ có phản ứng ngay lập tức rụt lại. c) Sản phẩm: Câu trả lời và ý kiến thảo luận của học sinh. d) Tổ chức thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ GV cho HS xem video về cảm ứng ở động và người, hình 13.1 và hỏi: Câu 1: Làm cách nào mà cơ thể chúng ta có thể phản ứng kịp thời trước rất nhiều kích thích khác nhau đến từ môi trường? Câu 2: Quan sát hình và cho biết: Khi tay bị chạm vào gai trên cây xương rồng thì phản ứng của tay sẽ như thế nào? - Tiếp nhận thông tin.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi ý. - Thảo luận, tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi nhóm bất kì trả lời. Các nhóm nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, dẫn vào bài mới. Câu hỏi: Vậy cảm ứng của động vật là gì? Có những hình thức biểu hiện như thế nào? Vai trò của cảm ứng trong đời sống động vật ra sao. Chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi này qua tìm hiểu bài 17: Cảm ứng ở động vật. - HS lắng nghe. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ hoạt động 1 2.1. Các hình thức cảm ứng ở động vật a) Mục tiêu: * Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau. * Phân biệt được hệ thần kinh ống với các dạng hệ thần kinh mạng lưới và chuỗi hạch. b) Nội dung: Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trong các nhiệm vụ cụ thể Nhiệm vụ 2.1.1. Tìm hiểu cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới Câu 1: Quan sát hình 17.1 và nêu đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới. Thủy tức phản ứng như thế nào khi bị kích thích vào một điểm trên cơ thể Trả lời: - Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới: Các tế bào thần kinh (neuron) phân bố rải rác khắp cơ thể và liên kết với nhau như mạng lưới. - Phản ứng của Thủy tức khi bị kích thích vào một điểm trên cơ thể: Thủy tức có hệ thần kinh dạng lưới → Ở Thủy tức, khi bị kích thích tại một điểm, xung thần kinh từ điểm kích thích sẽ lan truyền khắp mạng lưới thần kinh và làm toàn bộ cơ thể co lại. Nhiệm vụ 2.1.2. Tìm hiểu cảm ứng ở động vật có dạng chuỗi hạch Câu 2: • Quan sát hình 17.2 và nêu đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. • Giun đốt có phản ứng như thế nào khi bị kích thích vào một điểm trên cơ thể Trả lời: • Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.