Nội dung text CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC.docx
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Lớp 12: GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không được phát triển mạnh nhờ ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo (AI)? A. Tài chính ngân hàng. B. Xây dựng nhà, đường, cầu. C. Điều khiển tự động. D. Sản xuất thiết bị tiện ích thông minh. Câu 2. Trong lĩnh vực y tế, thành tựu nào sau đây dựa trên sự phát triển của AI? A. Đặt lịch khám với chuyên gia bằng sử dụng ứng dụng của bệnh viện trên điện thoại di động. B. Tra cứu hồ sơ điện tử của bệnh nhân bằng số căn cước công dân. C. Thanh toán viện phí bằng hình thức chuyển khoản. D. Phần mềm hỗ trợ phân tích hình ảnh X-quang để phát hiện bất thường. Câu 3. Lĩnh vực sản xuất nào sau đây có ứng dụng thành tựu của AI? A. Sản xuất người máy thông minh. B. Sản xuất ô tô chạy bằng điện. C. Sản xuất tủ lạnh, tivi tiết kiệm điện. D. Sản xuất túi có thể phân hủy sinh học. Câu 4. Trong ngành sản xuất các phương tiện giao thông vận tải, thành tựu nào là kết quả nổi bật do ứng dụng AI? A. Tăng mức độ an toàn cho người sử dụng. B. Có khả năng tự lái, tự vận hành. C. Có khả năng vận chuyển lớn. D. Tăng tính thẩm mỹ. Câu 5. Phát biểu nào không phải là một cảnh báo về ứng dụng AI trong tương lai? A. Có nhiều sản phẩm được trang bị tính năng thông minh. B. Xuất hiện các hình ảnh, âm thanh, video giả mạo. C. Một số công việc có thể bị thay thế bởi các robot tự động. D. Dữ liệu cá nhân có thể bị thu thập và lạm dụng để làm việc xấu. Câu 6. Công việc có tính chất như thế nào thì ứng dụng AI sẽ lấy mất việc làm của con người? A. Cần sự sáng tạo và trí tưởng tượng. B. Lặp lại một vài thao tác đơn giản. C. Đòi hỏi sự đồng cảm và thấu hiểu. D. Đòi hỏi kỹ năng vận động tinh tế. Câu 7. Với sự phát triển của AI, trong tương lai việc làm nào sau đây có thể không cần con người thực hiện? A. Giáo viên. B. Bác sĩ tâm lý. C. Nhân viên tư vấn. D. Vận động viên. Câu 8. Tình huống nào sau đây không phải là nguy cơ của ứng dụng AI đối với quyền riêng tư của con người? A. Hệ thống camera công cộng có khả năng nhận diện khuôn mặt để giám sát và theo dõi hành động của công dân.
B. Dữ liệu cá nhân của người dùng mạng xã hội được thu thập và phân tích để tìm các thông tin riêng tư. C. Tích hợp thông tin cá nhân khác vào thẻ căn cước công dân có gắn chip. D. Phân tích lịch sử người dùng để dự đoán hành vi. Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai về ứng dụng AI? A. Hình ảnh, video tạo ra từ AI có thể là giả mạo để lừa đảo. B. Câu trả lời của hệ thống tư vấn AI luôn luôn đáng tin cậy. C. Người dùng không được biết quá trình suy luận trong ứng dụng AI. D. Gợi ý do hệ thống AI đưa ra có thể không chính xác nếu dữ liệu huấn luyện sai lệch. Câu 10. Biện pháp nào là quan trọng nhất để giảm thiểu nguy cơ của ứng dụng AI? A. Giới hạn độ tuổi được sử dụng các ứng dụng AI. B. Đưa ra các quy định và luật để quản lý việc phát triển và sử dụng AI. C. Cấm sử dụng AI trong một số lĩnh vực có nguy cơ ảnh hưởng lớn. D. Chỉ phát triển ứng dụng AI đảm bảo an toàn, minh bạch và chính xác. Câu 11. Phát biểu nào đúng về khái niệm AI hẹp hoặc AI yếu? A. Là một hệ thống có khả năng tự học và tự cải thiện qua thời gian mà không cần sự hỗ trợ của con người. B. Là một hệ thống có khả năng tự tạo ra những ý tưởng và sáng kiến mới mà không cần sự hướng dẫn của con người. C. Là một hệ thống được thiết kế để thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể theo những gì đã được học. D. Là một hệ thống có khả năng thích nghi và giải quyết được nhiều nhiệm vụ ở các lĩnh vực khác nhau. Câu 12. Phát biểu nào đúng về khái niệm AI? A. Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi một cách thông minh như con người. B. Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể thực hiện được các hành vi giống như con người một cách nhanh nhất. C. Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi tương tự như hành vi của con người. D. Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể thực hiện được thật nhiều công việc trong cùng một thời điểm. Câu 13. Ứng dụng nào sau đây không là ví dụ của AI hẹp? A. Chương trình chơi cờ AlphaGo. B. Máy chấm công bằng nhận diện khuôn mặt.
C. Quản lý điểm của học sinh bằng sổ điểm điện tử. D. Hệ chuyên gia MYCIN tư vấn trong lĩnh vực y tế. Câu 14. Trong lĩnh vực điều khiển tự động, thiết bị nào sau đây không có ứng dụng AI? A. Robot thực hiện nhiệm vụ lắp ráp ô tô trong dây chuyền sản xuất. B. Đèn chiếu sáng có cảm ứng tự bật/tắt. C. Xe ô tô tự lái. D. Máy bay giao hàng không người lái. Câu 15. Tình huống nào sau đây có ứng dụng của AI? A. Khách hàng trò chuyện với một chatbot để tìm hiểu thông tin về sản phẩm quan tâm. B. Khách hàng thực hiện việc đặt đơn hàng trên website bằng việc tích chọn mặt hàng, nhập số lượng, chọn phương thức vận chuyển và thanh toán. C. Người quản lý xem thống kê hàng tồn kho thông qua một phần mềm quản lý hàng hóa. D. Nhân viên đóng gói sản phẩm theo danh sách đơn hàng được trích xuất từ website bán hàng của công ty. Câu 16. Phương án nào sau đây không là ứng dụng của AI? A. Siri của Apple. B. Onedrive của Microsoft. C. Google Assistant của Google. D. ChatGPT. Câu 17. Hệ thống nào sau đây sử dụng AI để chơi cờ ở trình độ cao? A. Google Search. B. Siri. C. AlphaGo. D. Robot Asimo. Câu 18. Đánh giá nào không phù hợp về tri thức của ChatGPT? A. Có hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực. B. Có khả năng tạo văn bản theo nhiều phong cách khác nhau. C. Có khả năng trả lời câu hỏi ở nhiều dạng khác nhau. D. Có kiến thức chuyên sâu về nhiều lĩnh vực. Câu 19. Phương án nào sau đây không là ví dụ cho khả năng học của hệ thống AI? A. Robot người máy thông minh Xoxe có thể nhận diện khuôn mặt của người mới bằng cách được cung cấp hình ảnh. B. Robot hút bụi có thể nhận biết khu vực cần làm sạch nhiều hơn để điều chỉnh phương pháp làm sạch phù hợp. C. Robot trong dây chuyền lắp ráp ô tô có khả năng hoạt động liên tục nhiều giờ. D. Robot xếp dỡ hàng hóa ngày càng thực hiện xếp hàng chính xác và nhanh chóng hơn. Câu 20. Đâu không là ví dụ về khả năng nhận thức được môi trường xung quanh của hệ thống AI? A. Robot hút bụi có khả năng tránh vật cản trên đường đi. B. Xe tự lái có khả năng đi đúng làn đường.
C. Phần mềm chụp ảnh có thể thay đổi chế độ tùy thuộc mức độ ánh sáng thực. D. Trợ lý ảo có thể trả lời câu hỏi bằng nhận diện giọng nói của người dùng. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Lớp 12 - Định hướng Tin học ứng dụng: THỰC HÀNH KẾT NỐI THIẾT BỊ SỐ Câu 1. Trong hoạt động báo cáo sản phẩm của một môn học, một nhóm học sinh cần thực hiện kết nối máy tính xách tay với tivi của lớp thông qua Bluetooth để trình chiếu bài thuyết trình và video từ máy tính lên tivi. Sau đây là các ý kiến thảo luận của nhóm học sinh nói trên về việc kết nối giữa các thiết bị: a) Tivi cần phải được kết nối mạng Internet. b) Cần phải có dây cáp giữa tivi và máy tính. c) Chỉ có thể kết nối với một số loại tivi thông minh có hỗ trợ Bluetooth. d) Khi truyền bằng Bluetooth, nếu tivi và máy tính ở xa nhau hay giữa hai thiết bị có vật cản thì hiệu quả truyền vẫn không thay đổi. Câu 2. Trong một buổi trao đổi học tập của một nhóm học sinh, nhóm trưởng cần thực hiện chiếu các tài liệu từ màn hình điện thoại lên màn hình tivi thông minh thông qua Wi-Fi để chữa bài và trao đổi cùng các bạn trong nhóm. Sau đây là một số nhận xét về việc kết nối giữa các thiết bị của bạn nhóm trưởng trên: a) Tốc độ truyền của Wi-Fi nhanh hơn tốc độ truyền của Bluetooth. b) Không thể truyền dữ liệu từ điện thoại thông minh sang tivi thông minh bằng dây cáp. c) Cần phải có thiết bị chuyển tiếp khi truyền dữ liệu bằng Wi-Fi như Router, Access Point,... d) Khi truyền dữ liệu bằng Wi-Fi, cần đảm bảo hai thiết bị phải được đặt gần nhau. Câu 3. Trong cuộc sống thường ngày, một bạn học sinh có thói quen sử dụng điện thoại thông minh và máy tính xách tay cho việc học tập. Do đó, bạn học sinh này thường sử dụng một tai nghe Bluetooth kết nối luân phiên với hai thiết bị trên tùy vào nhu cầu sử dụng. Sau đây là một số nhận xét về việc kết nối giữa các thiết bị của bạn học sinh trên: a) Cần phải bật Bluetooth trên cả điện thoại thông minh và tai nghe. b) Khoảng cách giữa máy tính và tai nghe không ảnh hưởng đến khả năng kết nối. c) Cần khởi động lại tai nghe hoặc ngắt kết nối với thiết bị trước đó khi đổi giữa máy tính xách tay và điện thoại thông minh. d) Khi bật Bluetooth ở tai nghe, tai nghe mặc định sẽ tự động kết nối với thiết bị đã dùng trong thời gian gần nhất (nếu thiết bị đó đã bật sẵn Bluetooth). Câu 4. Trong hoạt động tổng kết năm học, một bạn học sinh là lớp trưởng cần kết nối máy tính với một thiết bị tivi thông minh có các cổng kết nối như sau và có hỗ trợ kết nối Bluetooth để thực hiện trình bày báo cáo về lớp trong năm học qua.