PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUONG 2 HOA 10- DE 3.docx

1 TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ SỐ 3 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Môn : HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh………………………………………. Số báo danh: ……………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. [CTST - SBT] Nhóm nguyên tố là A. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cùng cấu hình electron giống nhau được xếp ở cùng 1 cột. B. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hóa học giống nhau và được xếp thành một cột. C. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp cùng một cột. D. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau và được xếp cùng một cột. Câu 2: Hàng ngang trong bảng tuần hoàn được gọi là gì? Hình 1.8. Bảng tuần hoàn mô phỏng. A. Chu kỳ. B. Kim loại kiềm. C. Ô nguyên tố. D.Nhóm nguyên tố. Câu 3. [KNTT-SGK] Trong các nguyên tố O, F, Cl, Se, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là A. O. B. F. C. Se. D. Cl. Câu 4.Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố nhóm VIIA được gọi là nhóm: A. Nhóm halogen B. Nhóm khí hiếm C. Nhóm kim loại kiềm D. Nhóm kim loại kiềm thổ Câu 5. Chu kì 2 của bảng hệ thống tuần hoàn A. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 11. B. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 11 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 18. C. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 18. D. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 10. Câu 6. Ở tất cả các chu kì (trừ chu kì 1), nguyên tố đầu chu kì luôn là A. kim loại kiềm thổ. B. kim loại kiềm. C. halogen. D. khi hiếm. Câu 7. [CTST - SBT] Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 . C. 1s 2 2s 2 2p 5 3s 4 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . Câu 8: Số nguyên tố thuộc chu kì 2, 4, 6 lần lượt là A. 8, 18, 32. B. 2, 8, 18. C. 8, 18, 18. D. 8, 10, 18. Câu 9. [KNTT - SBT] Cho các nguyên tố sau: 14 Si, 15 P và 16 S. Các giá trị độ âm điện tương ứng trong trường hợp nào sau đây là đúng? A. 14 Si (2,19); 15 P (1,9); 16 S (2,58). B. 14 Si (2,58); 15 P (2,19); 16 S (1,9). C. 14 Si (1,90); 15 P (2,19); 16 S (2,58). D. 14 Si (1,90); 15 P (2,58); 16 S (2,19). Câu 10. [KNTT – SBT] Nguyên tố Y thuộc chu kì 4, nhóm IA của bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây về Y là đúng? Mã đề thi 217
2 A. Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4. B. Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4. C. Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4. D. Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4. Câu 11. [KNTT – SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 19. B. Nguyên tử có Z = 12 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 10. C. Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 13. D. Các nguyên tố kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì. Câu 12. [CTST - SGK] Bốn nguyên tố A, E, M, Q cùng thuộc 1 nhóm A trong Bảng tuần hoàn, có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 17, 35, 53. Các nguyên tố này được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần theo dãy nào sau đây? A. A, Q, E, M B. Q, M, E, A C. A, E, M, Q D. A, M, E, Q Câu 13. Nguyên tử X ở chu kì 4, nhóm IIA . Cấu hình electron nguyên tử của X là: A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 6 4d 10 5s 2 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 . Câu 14: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là A. Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA. B. Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA. C. Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB. D. Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB. Câu 15: Anion X 2- có cấu hình electron [Ne]3s 2 3p 6 . Nguyên tố X có tính chất nào sau đây ? A. Kim loại B. Phi kim C. Trơ của khí hiếm D. Lưỡng tính Câu 16. Nguyên tố X có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 4p 3 . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là : A. Chu kì 3, nhóm IVA B. Chu kì 4, nhóm IIIA C. Chu kì 4, nhóm VA D. Chu kì 4, nhóm VB Câu 17. Nguyên tố hóa học có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s 1 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. A.Ô 19, chu kì 1, nhóm IVA B. Ô 19, chu kì 4, nhóm IA C.Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA D. Ô 17, chu kì 4, nhóm IA Câu 18: Nicotine có trong thuốc lá, là một chất rất độc, có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng và gây tử vong, hấp thụ vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp và da. Người ta đã tính được hút một điếu thuốc lá là tự tước đi của mình 5,5 phút sự sống. Hút thuốc lá làm tăng thêm tỉ lệ tử vong 30 -38%, chủ yếu là các bệnh gây ung thư, bệnh tắc nghẽn mãn tính....Công thức cấu tạo của nicotine có chứa nguyên tố nitrogen và carbon. Vị trí của nitrogen ( 7 N) trong bảng tuần hoàn là A. Ô số 4, chu kì 2, nhóm IVA. B. Ô số 7, chu kì 2, nhóm VA. C. Ô số 7, chu kì 3, nhóm VB. D. Ô số 7, chu kì 2, nhóm IIIA. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. [CD - SGK] Quan sát bảng tuần hoàn ở bên dưới và trả lời đúng/sai cho các phát biểu sau:
3 a. Tổng số hàng: 7 b. Tổng số cột: 16 c. Tổng số nguyên tố hóa học: 118 d. Tổng số nhóm là 18 Câu 2. [KNTT – SBT] Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14. a. X (Z = 6), thuộc ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA Y (Z = 9), thuộc ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA Z (Z = 14), thuộc ô số 14, chu kì 3, nhóm IVA. b. X, Y thuộc cùng 1 chu kì → Bán kính: X > Y X, Z thuộc cùng nhóm IVA → Tính phi kim; X < Z → Bán kính nguyên tử: Y < X < Z. c. Độ âm điện: Z < X > Y. d. Tính phi kim: Z > X > Y. Câu 3. Cho các nguyên tố: 3 Li ; 5 B ; 6 C ; 8 O . a. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự trên. b. Các nguyên tố trên đều là phi kim trừ Li . c. O là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất . d. Oxide cao nhất của Li là một basic oxide. Câu 4. Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. a. Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T. b. Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T. c. Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T. d. Độ âm điện giảm dần theo thứ tự: R > Q > T. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng hơi nhạt ở điều kiện thường. Sulfur và hợp chất của nó được sử dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S còn được dùng để sản xuất các loại diêm, thuốc súng, pháo hoa,…Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố S nằm ở ô số 16. Sulfur thuộc chu kì mấy trong bảng tuần hoàn?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.