Nội dung text ĐỀ 6 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 (FORM 2025 3 phần).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 6 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Fe = 56. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong mạng tinh thể kim loại chứa các cation kim loại được sắp xếp theo một trật tự nhất định cùng với các electron chuyển động A. theo một quỹ đạo xác định. B. xung quanh một vị trí xác định. C. tự do trong toàn bộ mạng tinh thể. D. trong một khu vực không gian nhất định. Câu 2. Nhờ tính chất vật lí nào sau đây mà người ta có thể uốn cong được kim loại? A. Tính dẻo. B. Tính dẫn điện. C. Tính dẫn nhiệt. D. Tính ánh kim. Câu 3. Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là A. cho kim loại Na tác dụng với nước. B. cho Na 2 O tác dụng với nước. C. điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn. D. điện phân dung dịch NaCl bão hoà, không có màng ngăn. Câu 4. Cho một miếng Cu vào ống nghiệm, sau đó nhỏ thêm 2 mL dung dịch H 2 SO 4 10%. Hiện tượng quan sát được là A. dung dịch chuyển sang màu xanh lam. B. có bọt khí không màu thoát ra. C. dung dịch chuyển sang màu vàng. D. miếng Cu không tan. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong dung dịch, các ion kim loại chuyển tiếp đều tạo phức chất aqua. B. Các phối tử H 2 O trong phức chất aqua không thể bị thế bởi các phối tử khác. C. Phức chất aqua của các ion kim loại chuyển tiếp hầu hết có dạng hình học bát diện. D. Các phối tử trong phức chất có thể bị thay thế một phần hoặc thay thế hết bởi các phối tử khác. Câu 6. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường thu gom các rác thải kim loại như vỏ lon bia, sắt thép phế liệu. Mục đích chính của việc thu gom này là để A. tái chế kim loại. B. đem đốt, tiêu huỷ C. làm đồ chơi. D. làm nhiên liệu. Câu 7. So với nguyên tố cùng chu kì thì nguyên tố kim loại nhóm IA có A. bán kính nguyên tử nhỏ hơn, độ âm điện lớn hơn. B. bán kính nguyên tử lớn hơn, độ âm điện nhỏ hơn. C. bán kính nguyên tử nhỏ hơn, độ âm điện nhỏ hơn. D. bán kính nguyên tử lớn hơn, độ âm điện lớn hơn. Câu 8. Trong tự nhiên, sodium có nhiều trong quặng nào sau đây? A. Halite. B. Bauxite. C. Dolomite. D. Phosphorite. Câu 9. Cho lần lượt các kim loại Be, Mg, Ca và Ba vào nước. Kim loại phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường là A. Mg và Ca. B. Ca và Ba. C. Mg và Ba. D. Be và Mg. Câu 10. Một mẫu nước sinh hoạt chứa một lượng nhiều các ion: Ca 2+ , Mg 2+ , Cl – , SO 4 2– . Nước trong cốc trên thuộc loại gì? A. Nước mềm. B. Nước có tính cứng tạm thời. C. Nước có tính cứng vĩnh cửu. D. Nước có tính cứng toàn phần. Câu 11. Điện tích của nguyên tử trung tâm trong phức chất [Co(NH 3 ) 6 ] 3+ và [FeF 6 ] 3- lần lượt là A. +3 và +3. B. +3 và +2. C. +6 và -6. D. +3 và -3. Mã đề thi: 666
a) Phức chất X thuộc loại phức bát diện. b) Công thức của phức chất X là [Cr(O 4 C 2 ) 3 ] 3– . c) Số oxi hoá của nguyên tử trung tâm trong phức chất X là +3. d) Trong phức chất X nguyên tử trung tâm chronium liên kết với 3 phối tử oxalato (C 2 O 4 2- ). Câu 2. Cho thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hoá – khử ở bảng sau: Cặp oxi hóa – khử Na + /Na Zn 2+ /Zn Fe 2+ /Fe 2H + /H 2 Cu 2+ /Cu Fe 3+ /Fe 2+ Ag + /Ag o oxh/kE(V) –2,71 –0,76 –0,44 0,00 +0,34 +0,77 +0,80 a) Ở điều kiện chuẩn, tính khử của Na < Zn < Cu < Ag. b) Kim loại Cu khử được ion Fe 3+ trong dung dịch thành kim loại. c) Các kim loại Fe, Cu, Ag đều không tan được trong dung dịch HCl 1 M. d) Trong công nghiệp, các kim loại Na, Zn, Fe được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Câu 3. Độ tan (g/100 g nước) của một số muối trong nước ở 20 o C : Anion Cation NO 3 - SO 4 2- CO 3 2- Be 2+ 108,00 39,10 Phân huỷ Mg 2+ 69,50 33,70 1,00.10 -2 Ca 2+ 130,95 0,24 1,30.10 -3 Sr 2+ 69,55 1,30.10 -2 1,00.10 -3 Ba 2+ 9,02 1,04.10 -5 5,08.10 -5 a) Muối nitrate của kim loại nhóm IIA có độ tan lớn hơn muối sulfate cúa kim loại nhóm IIA. b) Nhỏ dung dịch Ba(NO 3 ) 2 bão hoà vào dung dịch MgSO 4 bão hoà, xuất hiện kết tủa BaSO 4 . c) Nhỏ dung dịch CaCO 3 bão hoà vào dung dịch BaSO 4 bão hoà, xuất hiện kết tủa CaSO 4 . d) Nhỏ từ từ dung dịch H 2 SO 4 loãng vào dung dịch chứa Ba 2+ và Ca 2+ cùng nồng độ mol, kết tủa CaSO 4 xuất hiện trước. Câu 4. Để xác định hàm lượng Fe 2+ trong một lọ muối Mohr (có công thức (NH 4 ) 2 SO 4 .FeSO 4 .6H 2 O) người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cân 5,00 gam muối rồi hoà tan vào nước, thêm tiếp 5 mL dung dịch H 2 SO 4 20% rồi cho nước cất vào để được 100 mL dung dịch (kí hiệu là dung dịch X). Lấy 10 mL dung dịch X đem chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn KMnO 4 0,02 M thì thấy hết 10 mL. a) Phương trình phản ứng chuẩn độ là: 6FeSO 4 + 2KMnO 4 + 4H 2 SO 4 → 3Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + 2MnO 2 + 4H 2 O. b) Thời điểm kết thúc chuẩn độ là lúc dung dịch xuất hiện màu hồng và tồn tại khoảng 20 giây. c) Khi để trong không khí lâu ngày thì hàm lượng FeSO 4 trong muối Mohr sẽ không thay đổi. d) Hàm lượng Fe 2+ trong mẫu muối Mohr đem phân tích ở trên là 8,4%. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Số hiệu nguyên tử của manganese là 25. Số electron hoá trị của manganese là bao nhiêu? Câu 2. Một nhà máy nung vôi công nghiệp, mỗi ca sản xuất có thể tạo ra 42 tấn vôi sống và sử dụng hết 10 tấn than đá (loại có chứa 84% carbon về khối lượng, còn lại là chất trơ) để làm nhiên liệu. Tính tổng