PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 4 - GK2 LÝ 11 - FORM 2025.docx



B. Lực điện trường thực hiện công âm. C. Lực điện trường không thực hiện công. D. Không xác định được dấu của công của lực điện trường. Câu 8. Thế năng điện của điện tích q trong điện trường đặc trưng cho A. khả năng tác dụng lực của điện trường. B. phương, chiều của điện trường. C. khả năng tích điện. D. khả năng sinh công của điện trường. Câu 9. Chọn phát biểu đúng nhất: hình bên là cấu tạo của tế bào quang điện chân không. Trong ống đặt một Katot (cực âm) có khả năng phát xạ electron khi được chiếu sáng và một Anot (cực dương). Electron trong điện trường giữa hai cực sẽ dịch chuyển về phía Anot nếu A. U AK > 0. B. U AK < 0. C. U AK = 0. D. U AK ≠ 0. Câu 10. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B trong điện trường là U AB = 200 V. Nếu điện thế tại B là 90 V thì điện thế tại A là A. 110 V. B. – 110 V. C. 290 V. D. – 290 V. Câu 11. Cho các yếu tố sau: (1). Hình dạng của hai bản tụ điện; (2). Điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản tụ; (3). Kích thước của hai bản tụ điện; (4). Bản chất điện môi giữa hai bản tụ điện. Điện dung của tụ điện phẳng phụ thuộc vào yếu tố A. (1); (2); (3). B. (2); (3); (4). C. (3); (4). D. Chỉ có (2). Câu 12. Hình bên là đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa điện tích Q và hiệu điện thế U của tụ điện. Điện dung của ba tụ điện theo thứ tự giảm dần được cho bởi hình vẽ sau là A. P, N, M. B. M, N, P. C. N, M, P. D. P, M, N. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Hai quả cầu A, B có kích thước nhỏ được đặt cách nhau một khoảng 10 cm trong chân không. Biết quả cầu A có điện tích 4.10 -7  C và quả cầu B có điện tích -2.10 -7  C. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, sau đó đặt cách nhau một khoảng như lúc đầu. a) Hằng số điện môi của chân không bằng 1. b) Lực tương tác giữa hai quả cầu trước khi tiếp xúc là 7,2.10 -6 N. c) Sau khi tiếp xúc, hai quả cầu đều mang điện tích 2.10 -7  C. d) Sau khi tiếp xúc, hai quả cầu sẽ đẩy nhau với lực tương tác của hai quả cầu giảm 8 lần. Câu 2. Hình bên là hai tấm kim loại phẳng A và B giống nhau, đặt song song, cách nhau 20 cm, tích điện bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu. Hiệu điện thế giữa hai bản là U AB = 180 V. Hai điểm M và N cùng nằm trên một đường sức điện cách nhau 12 cm. a) Độ lớn cường độ điện trường tại M và N là như nhau. b) Điện thế tại B cao hơn điện thế tại A. c) Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là U MN = -108 V. d) Công của lực điện trường làm dịch chuyển một electron từ M đến N là J. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm).
Câu 1. Hai điện tích q 1  = 5.10 -6  C và q 2 = -3.10 -6  C đặt cách nhau một khoảng d trong chân không thì lực tương tác giữa hai điện tích bằng 2,16 N. Khoảng cách d giữa hai điện tích bằng bao nhiêu cm? Câu 2. Có hai điện tích q 1 = 6.10 -10 C, q 2 = -6.10 -10 C đặt trong chân không cách nhau 10 cm. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách q 1 5cm; cách q 2 15cm. Câu 3. Xét hai bản kim loại phẳng song song, cách nhau 2,0 cm và có hiệu điện thế 5 kV. Lực điện tác dụng lên một hạt bụi có điện tích 6.10 -19 C nằm trong khoảng giữa hai bản bằng a.10 -12 N. Tìm giá trị của a. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu 4 đến câu 5. A, B, C là ba điểm tạo thành một tam giác vuông tại A, cạnh AB = 8cm, đặt trong một điện trường đều như hình vẽ. Biết cường độ điện trường là 450 V/m. Câu 4. Hiệu điện thế giữa hai điểm C và B bằng bao nhiêu Volt? Câu 5. Công của lực điện thực hiện dịch chuyển điện tích q = - 5mC từ C đến B bằng bao nhiêu Jun?( Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất). Câu 6. Một hạt bụi mang điện tích q = 1 μC có khối lượng m đang nằm cân bằng trong một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng nằm ngang, tích điện trái dấu và cách nhau 2,0 cm. Khi đó các đường sức điện hướng theo phương thẳng đứng. Biết hiệu điện thế giữa hai bản là 180 V, lấy g = 10 m/s 2 . Khối lượng của hạt bụi bằng bao nhiêu gam? Câu 7. Một máy kích thích tim được sạc đầy chứa 1,20 kJ năng lượng trong tụ điện của máy. Biết điện dung của tụ điện là 1,5.10 -4  F. Hiệu điện thế cần thiết giữa hai bản tụ điện để lưu trữ 1,20 kJ bằng bao nhiêu Volt? Câu 8. Hai tụ điện có điện dung C 1 = 0,7 µF và C 2 = 0,5 µF ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào một hiệu điện thế U = 90 V thì một trong hai tụ điện có điện tích là 6,3.10 -5 C. Điện tích của tụ điện còn lại bằng bao nhiêu µC? Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (1,0 điểm). Nối hai bản của tụ điện 1 với hai cực của một nguồn điện không đổi thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U và điện tích của tụ là Q. Ngắt tụ điện 1 khỏi nguồn, sau đó nối hai bản của tụ điện 1 với hai bản của tụ điện 2 giống hệt tụ điện 1. Hãy cho biết hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện 1 thay đổi như thế nào nếu ban đầu tụ điện 2 không tích điện. Câu 2 (2,0 điểm). Hai điện tích điểm q 1 = 8.10 -8 C và q 2 = -8.10 -8 C đặt tại A, B trong không khí với AB = 6 cm. Xác định lực tác dụng lên điện tích q 3 = 6.10 -7 C đặt tại M trong các trường hợp: a) MA = 4 cm; MB = 2 cm. (1,0 điểm) b) MA = 8 cm; MB = 10 cm. (1,0 điểm)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.