Nội dung text cáp ngầm 1.doc
- 1 - - 1 - TẬP 4 QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM CÁP NGẦM TRUNG THẾ
- 2 - CHƯƠNG 1. QUI ĐỊNH CHUNG: Điều 1. Phạm vi áp dụng: Qui trình này áp dụng cho tất cả cán bộ CNV tham gia trực tiếp công tác thử nghiệm cáp ngầm tại hiện trường. Công tác thử nghiệm cáp ngầm gồm các loại hình sau: a) Thử nghiệm dò tìm vị trí điểm hỏng của 1 đoạn cáp ngầm đã vận hành bị sự cố hoặc chưa vận hành nhưng bị hư hỏng vì nhiều lý do. b) Thử nghiệm thông tuyến một (hoặc nhiều) đoạn cáp ngầm trong từng giai đoạn thi công hoặc thử nghiệm nghiệm thu trước khi vận hành, bao gồm các trường hợp: - Thử nghiệm giao nhận cáp (cáp còn trong cuộn trước khi rải). - Thử nghiệm sau khi rải cáp. - Thử nghiệm sau khi nối cáp, trước khi làm đầu cáp. - Thử nghiệm sau khi làm đầu cáp. - Thử nghiệm về cả hai phía sau khi cắt cáp bị sự cố. - Thử ngiệm sau khi nối cáp hoặc làm lại đầu cáp (sau sự cố). - Thử nghiệm định kỳ hoặc đột xuất cáp theo yêu cầu… - Thử nghiệm trước khi đóng điện 1 tuyến cáp … Điều 2. Công tác thử nghiệm cáp ngầm là công tác thực hiện khi đoạn cáp phải được cắt điện và cách ly hoàn toàn với các đoạn cáp, đường dây hoặc thiết bị điện khác (chống sét, biến điện áp…). a) Đối với công tác dò tìm điểm hỏng, dò tuyến cáp, xác định sợi cáp: là trong tình trạng đoạn cáp đã được cắt điện hoàn toàn, nhưng phải hết sức lưu ý phía ngàm trên dao cách ly và các đầu cáp xung quanh đều còn mang điện (đặc biệt là trong các trạm phòng). b) Đối với công tác thử nghiệm thông tuyến thì các đầu cáp có thể đã hoặc chưa hoàn tất hộp đầu cáp, vị trí có thể trong trạm hoặc tại hầm cápđang thi công ở công trường có đông người, xe cộ qua lại và các nhóm công tác khác đang làm việc ở gần khu vực thử nghiệm, xung quanh có thể có nhiều đường cáp, thiết bị khác đang mang điện. Điều 3. Cáp ngầm được chôn trong đất hoặc đi trong ống hoặc trong mương cáp. cách điện của cáp có thể bằng giấy tẩm dầu, XLPE, EPR, PVC… - Tuyến cáp ngầm có thể là loại cáp đơn pha thường được lắp đạt tại các đầu ra hạ thế của MBT 110kV. - Tuyến cáp ngầm 3 pha thường lắp đặt cho các xuất tuyến lộ ra, các đường cáp ngầm cho phụ tải và đấu nối từ các tủ RMU… Điều 4. Qui trình này Quy trình này xem như các thành viên trong nhóm thử nghiệm cáp ngầm đã được huấn luyện, học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về quy trình kỹ thuật an toàn điện; hướng dẫn công tác thử nghiệm cáp ngầm; quy trình sử dụng thiết bị thử nghiệm cáp ngầm. Khi thực hiện quy trình này, bắt buộc phải tham chiếu các quy trình liên quan khác và các hướng dẫn công việc cho từng trường hợp cụ thể. Điều 5. Nghiêm cấm việc bố trí công tác, chỉ thị hoặc ra mệnh lệnh cho những người chưa được học tập sát hạch quy trình và chưa hiểu rõ những công việc sẽ
- 3 - phải thừa hành. Người chưa được huấn luyện, hoặc chưa hiểu rõ ácc phương pháp thử nghiệm cáp ngầm được quyền từ chối công tác này và phải báo cáo lại cho Đội trưởng đội thí nghiệm biết rõ lý do. Điều 6. Các căn cứ để biên soạn quy trình: - Qui phạm KTAT khai thác thiết trí điện các nhà máy và lưới điện. - Quy trình kỹ thuật an toàn điện. - Các qui trình sử dụng thiết bị…. Điều 7. Đội trưởng Đội thí nghiệm có nhiệm vụ đôn đốc, tổ chức kiểm tra các nhóm công tác chấp hành nghiêm túc quy trình này. CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Điều 8. Công tác thử nghiệm cáp ngầm phải thực hiện đúng chế độ phiếu công tác theo qui định. Phiếu công tác phải ghi rõ nội dung công tác thử cáp ngầm, tên tuyến cáp và phân đoạn cáp cần thử. Điều 9. Phải có sự phối hợp với đơn vị quản lý cáp ngầm (hoặc đơn vị thi công nếu là cáp chưa vận hành). Đơn vị quản lý cáp ngầm phải chỉ rõ tên và vị trí thực tế của đầu cáp đi và đến của đoạn cáp cần thử để bàn giao cho nhóm công tác thử nghiệm. Điều 10. Chỉ được phép tiến hành thử nghiệm trên đoạn cáp ngầm hoàn toàn không mang điện sau khi đã thực hiện đầy đủ thủ tục bàn giao với đơn vị quản lý cáp, chứng kiến đoạn cáp cần thủ không còn mang điện , đã được khử tích, tiếp địa hai đầu và có đủ biện pháp ngăn ngừa dòng điện trở lại. Điều 11. Nghiêm cấm tiến hành thử nghiệm cáp ngầm khi: - Không có sự phối hợp với đơn vị quản lý tuyến cáp (hoặc đơn vị thi công, nếu là cáp chưa vận hành, chưa bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành). - Không có sự bàn giao đúng thủ tục hoặc bàn giao không rõ ràng. - Không nắm rõ vị trí thực tế hai đầu đoạn cáp. Điều 12. Trưởng nhóm công tác thử nghiệm cáp ngầm phải có bậc an toàn từ bậc 4 trở lên, phải hiểu rõ và biết sử dụng thành thạo các thiết bị riêng lẻ, thiết bị của xe thử nghiệm cáp ngầm phù hợp với từng dạng thí nghiệm cáp cụ thể. Trưởng nhóm công tác thử nghiệm cáp ngầm là người chỉ huy duy nhất tại hiện trường. Các thành viên trong nhóm công tác chỉ được phép: - Chỉ được phép vận hành máy hoặc ngừng máy khi có lệnh của trưởng nhóm (trừ trường hợp ngắt điện khẩn cấp vì lý do an toàn cho người và thiết bị). - Chỉ được phép sờ vào đầu cáp, mạch đấu dây sau khi đã ngắt điện máy thử cáp, đã tiếp đất đầu cáp và có lệnh của trưởng nhóm. Điều 13. Trưởng nhóm công tác thử nghiệm có quyền từ chối không thực hiện công tác khi: - Xét thấy điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn. - Đơn vị quản lý cáp không thực hiện đúng các yêu cầu như: Không cử người có trách nhiệm để phối hợp. Không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàncần thiết khi bàn giao đầu cáp hoặc bàn giao không rõ ràng, cụ thể. Không cung cấp họa đồ cáp ngầm đúng yêu cầu.
- 4 - Không phối hợp đúng thời gian. Nhưng phải bàn bạc với đơn vị quản lý cáp để có hướng giải quyết tiếp, nếu không được phải báo cáo ngay cho lãnh đạo đội, Trung tâm để xin ý kiến giải quyết. Điều 14. Biện pháp an toàn khi thử nghiệm cáp ngầm: Cả hai đầu đoạn cáp cần thử phải cách ly khỏi thiết bị khác, đảm bảo khoảng cách an toàn khi thử cao áp: a) Cô lập, gỡ, tháo đầu cáp khỏi thiết bị khác đủ khoảng cách khi thử cao áp, đủ khoảng cách từ thiết bị còn mang điện đến đầu cáp cần thử. Nếu cần tăng cường cách điện, che chắn các phần mang điện… theo đúng QTKTAT điện. Công tác thử nghiệm cáp ngầm có sử dụng điện áp cao một chiều (hoặc xoay chiều tần số thấp) do đó mọi qui định về thử nghiệm cao áp đều phải được tuân theo. - Trường hợp thử nghiệm cáp do đơn vị quản lý vận hành thực hiện: Đoạn cáp cần thử phải được cô lập hoàn toàn khỏi những thiết bị, phần tử còn lại của lưới, trạm. Phải tiến hành thử không còn điện và tiếp địa tất cả các pha của cáp ở cả hai đầu cáp. Cả hai đầu cáp phải được đảm bảo khoảng cách tới các thiết bị khác và với đất lớn hơn khoảng cách phóng điện của điện áp thử nghiệm. Phải đặt rào chắn, treo biển báo và cử người canh gác ở hai đầu cáp trong suốt thời gian thử nghiệm (hoặc có biện pháp ngăn ngừa chắc chắn khác không để người, súc vật xâm nhập khu vực đầu cáp). - Trường hợp thử nghiệm cáp do nhân viên thử nghiệm thực hiện: Phải tiến hành xác định đúng hai đầu cáp đó là của đoạn cáp cần thử (sau khi đã hoàn tất thủ tục bàn giao). Trước và sau mỗi lần đo phải tiến hành khử tích (tiếp địa cáp ở tất cả các pha). b) Khoảng cách nhìn thấy được như DS, LBS hở… với đầu trên có điện, các lưỡi dao mở hết hành trình, trong điều kiện thời tiết khô ráo, xem xét tình trạng bên ngoài thiết bị không có hiện tượng gì khác thường. Trưởng toán công tác phải xem xét đủ đều kiện thử nghiệm cáp trong khi đang đấu vào DS, LBS hở…Khi không thực hiện việc tháo đầu cáp khỏi thiết bị thì phải cắt điện cả đầu trên các DS, LBS…(lưu ý cần kiểm tra các thiết bị DS, LBS… này có điện áp định mức phù hợp với điện áp định mức cáp cần thử). c) Khi khoảng cách không nhìn thấy được như đầu cáp vào RMU, MC kín, LBS kín, recloser… khi không thực hiện việc tháo gở đầu cáp khỏi thiết bị cần thử nghiệm phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Kiểm tra DS, LBS có điện áp định mức phù hợp với điện áp định mức cáp cần thử…