PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Phương án thực hành 2.pdf

PHƯƠNG ÁN THỰC HÀNH Câu 1: Iodine tạo phức với pyridine theo cân bằng: I2 + Pyr ⇌ Pyr.I2. Trong bài này, chúng ta sẽ xác định hằng số cân bằng của phản ứng trong dung môi cyclohexane bằng phương pháp đo quang. Tiến hành thí nghiệm như sau: (1)Pha dung dịch mẫu đo ở các nồng độ khác nhau vào bình định mức 25,0 mL bằng dung môi cyclohexane. Dùng pipette hút dung dịch chuẩn 0,05 M pyridine và 0,01 M iodine theo bảng sau, sau đó định mức đến vạch: Bình Thể tích dung dịch Pyr (mL) Thể tích dung dịch I2 (mL) F-0 0.0 1.0 F-1 1.0 1.0 F-2 2.0 1.0 F-3 3.0 1.0 F-4 4.0 1.0 F-5 5.0 1.0 (2)Sử dụng hai cuvette đo quang, một cuvette đựng dung dịch mẫu và một cuvette so sánh. Đo UV-Vis trong khoảng bước sóng 350 nm đến 800 nm. (3)Ghi lại giá trị độ hấp thụ quang của các dung dịch. a) Một học sinh làm thí nghiệm khác, học sinh chỉ thay đổi thể tích dung dịch Pyr thêm vào, lần lượt là 0,00; 1,00; 2,00; 5,00 và 10,00 mL. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc độ hấp thụ quang vào khoảng bước sóng của học sinh đó như sau:
Hãy cho biết dung dịch A – E tương ứng với thể tích pyridine cho vào là bao nhiêu? Chỉ ra điểm ứng với giá trị bước sóng hấp thụ cực đại của I2 và của Pyr.I2. b) Dung dịch trong cuvette so sánh là gì? c) Kết quả giá trị độ hấp thụ quang của các dung dịch F-1 đến F-5 so với F-0 ở bước sóng hấp thụ cực đại của Pyr.I2 như sau: Dung dịch F-1 F-2 F-3 F-4 F-5 A 0,085 0,155 0,211 0,249 0,285 Giả sử [pyridine] = C(pyridine) – C(iodine). Tính hằng số K của cân bằng I2 + Pyr ⇌ Pyr.I2. Câu 2: Trong thí nghiệm này, ta sẽ xác định năng lượng hoạt hóa của phản ứng: 5Br- + BrO3 - + H+ → 3Br2 + 3H2O Phản ứng có bậc một với ion bromate và ion bromide. Các bước tiến hành như sau: Bước 1: Chuẩn bị dung dịch I: 5 mL dung dịch phenol 0,01 M, 5 mL KBr-KBrO3 (hòa tan 50 mg KBr và 14 mg KBrO3 vào 5 mL nước cất), vài giọt chỉ thị methyl đỏ và dung dịch II: 2,5 mL dung dịch H2SO4 0,5 M. Bước 2: Cho cả hai bình vào bể điều nhiệt. Bước 3: Khi đạt nhiệt độ 25oC, trộn hai dung dịch với nhau, bắt đầu bấm giờ, kết tủa trắng xuất hiện, dừng bấm giờ khi màu đỏ của chỉ thị hoàn toàn biến mất, ghi lại thời gian. Bước 4: Thực hiện tương tự ở các nhiệt độ 35oC, 45oC, 55oC và 65oC. Kết quả thu được như sau: Nhiệt độ (°C) 25 35 45 55 65 Thời gian (s) 237 110 53 30 15 a) Nêu vai trò của phenol và chỉ thị methyl đỏ trong quy trình trên. b) Nếu tăng lượng KBr của thí nghiệm lên thì kết quả thí nghiệm có thay đổi không? c) Tại sao không tiến hành phản ứng ở các nhiệt độ gần nhau như 25, 26, 27, 28 oC để phù hợp hơn với phương trình Arrhenius? d) Trình bày và xác định năng lượng hoạt hóa của phản ứng theo kJ mol-1 bằng phương pháp hồi quy. Câu 3: Để xác định tích số tan của PbCl2, người ta tiến hành thí nghiệm sau: (1)Lấy 5 gam PbCl2 lắc trong 4 dung dịch (mỗi dung dịch có 100 mL) trong bình Erlenmeyer với nút kín: nước cất, dung dịch NaCl có nồng độ là 0,02; 0,04 và 0,06 M; được kí hiệu lần lượt là bình (1) – (4).
(2)Lắc mạnh các dung dịch, sau đó để yên trong 30 phút sau đó lọc bỏ chất rắn. (3)Đo nhiệt độ của các dung dịch. (4)Dùng pipette hút 10 mL dung dịch vào bình chuẩn độ, thêm 25 mL nước cất, 3 giọt xylenol cam (chất chỉ thị), 5 giọt nitric acid. Thêm khoảng 0,5 gam hexamin (base yếu) và lắc cho đến khi dung dịch trong suốt. Chuẩn độ dung dịch với EDTA 0,01 M. a) Kết quả thí nghiệm cho biết nhiệt độ dung dịch đều là 21oC. Thể tích dung dịch EDTA là (không theo thứ tự các bình) 18,7; 34,2; 27,8 và 22,7 mL. Xác định tích số tan của PbCl2. b) Có cần lấy chính xác 100 mL dung dịch vào mỗi bình không? c) Tại sao phải đo nhiệt độ của dung dịch? d) Trình bày cách xác định nhiệt phản ứng Pb2+ + 2Cl - → PbCl2(s). Câu 4: Để xác định nhiệt hòa tan của CuSO4.5H2O bằng phương pháp nhiệt lượng kế, người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Hằng số bình được định nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để nhiệt độ của hệ (bình nhiệt lượng kế, nước cất, con từ và đầu dò nhiệt độ) tăng lên 1oC. Để xác định hằng số bình, lấy nước cất vào bình định mức 500 mL và rót vào nhiệt lượng kế. Cho con từ vào nhiệt lượng kế và điều chỉnh máy khuấy từ cho con từ quay đều, cắm đầu dò nhiệt độ qua lỗ nhỏ trên nắp nhiệt lượng kế. Bật máy theo dõi nhiệt độ. Khi nhiệt độ ổn định, ghi giá trị t1 là nhiệt độ của nước trước khi hoà tan KNO3. Mở nắp nhiệt lượng kế, đổ một lượng m gam KNO3 vào rồi tiếp tục theo dõi nhiệt độ, khi nhiệt độ ổn định ghi giá trị t2 là nhiệt độ của nước sau khi hoà tan KNO3. Thí nghiệm 2: Xác định nhiệt hòa tan của CuSO4.5H2O bằng cách tiến hành tương tự như với KNO3. Khi sử dụng m’ gam CuSO4.5H2O thì nhiệt độ ban đầu là t3 và nhiệt độ cuối là t4. Từ giá trị hằng số bình tính được ở trên và kết quả thí nghiệm 2 sẽ tính được nhiệt hòa tan của CuSO4. a) Thiết lập biểu thức tính hằng số bình K và nhiệt hòa tan của CuSO4.5H2O theo m, m’, t1 đến t4. Biết nhiệt hòa tan của KNO3 là 35,66 kJ mol-1, M(KNO3) = 101 g mol-1; M(CuSO4.5H2O) = 250 g mol-1. b) Tại sao phải sử dụng bình đựng mức? Thay bình định mức bằng cốc thủy tinh được không? c) Khối lượng m và m’ được cân chính xác và được khuyên nên lấy khoảng 8 – 10 gam. Nếu lấy lượng hóa chất quá ít hay quá nhiều thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thí nghiệm? Câu 5: Để xác định hệ số nhiệt độ của sức điện động, người ta tiến hành đo sức điện động của pin điện hóa ở các nhiệt độ khác nhau. Một pin điện hóa được thiết kế như sau: cực âm là hỗn hống Zn 10% được nhúng trong dung dịch bão hòa ZnSO4; cực dương được tạo bởi Hg2SO4 và Hg(l). Biết rằng phương trình Gibbs - Helmholtz:
∆H = ∆G − T ( ∂(∆G) ∂T ) p Người ta ngâm pin điện hóa vào máy điều nhiệt, sau đó nối các điện cực của pin điện với vôn kế. Bật máy điều nhiệt và chọn nhiệt độ thích hợp, đợi 15 phút và đo sức điện động của pin. Kết quả thực nghiệm như sau: Nhiệt độ ( oC) 20 25 30 35 40 Sức điện động E (V) 1,4109 1,4328 1,4435 1,4606 1,4708 a) Thiết lập sơ đồ pin và viết các phương trình phản ứng xảy ra trên các điện cực và phản ứng tổng cộng trong pin. b) Tại sao khi chọn nhiệt độ thích hợp, phải đợi 15 phút rồi mới đo sức điện động của pin? c) Vôn kế được sử dụng trong thí nghiệm này phải có điện trở rất lớn. Tại sao? d) Từ kết quả thực nghiệm, hãy cho biết phương trình bậc nhất mô tả sự phụ thuộc của sức điện động E theo nhiệt độ. Câu 6: Để xác định nhiệt hóa hơi của một chất lỏng, một hệ thống dụng cụ được lắp đặt để làm thí nghiệm sau: (1)Bật bếp điện đun sôi chất lỏng trong bình cầu 3 nhánh, nhánh giữa được cắm trực tiếp với ống sinh hàn, hai nhánh bên cắm với nhiệt kế và áp kế đo áp suất. (2) Quay máy hút chân không để làm giảm áp suất hệ, tại mỗi giá trị áp suất, đọc nhiệt độ sôi của chất lỏng. (3)Ghi giá trị nhiệt độ áp suất tương ứng. a) Tại sao phải dùng ống sinh hàn? b) Nhiệt kế cắm trực tiếp vào chất lỏng có được không? c) Tại sao phải quan sát được sự sôi rồi mới đọc giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế? d) Cho biết phương trình Clayperon – Clausius như sau: dP dT = ∆Hhh T(Vh − Vl) Kết quả thực hiện thí nghiệm sau: P (mmHg) 760 660 560 460 360 t( oC) 76,5 74 73 69 66 Trình bày cách xác định nhiệt hóa hơi của chất lỏng. Trong tính toán có những sự gần đúng nào?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.