Nội dung text 1722626371-1721794443-3. Giai đoạn truy tố.docx
Luật sư TRẦN THANH TIẾN – CÔNG TY LUẬT TNHH NGHINH PHONG – ĐT: 0901.28.28.86 1/13 GIAI ĐOẠN TRUY TỐ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024
Luật sư TRẦN THANH TIẾN – CÔNG TY LUẬT TNHH NGHINH PHONG – ĐT: 0901.28.28.86 2/13 1. NGUYÊN TẮC TRUY TỐ 1.1. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự 1 Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. 1.2. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật 2 Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật. Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. 1.3. Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự 3 Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội. 2. THẨM QUYỀN TRUY TỐ Thẩm quyền truy tố được quy định thực hiện như sau 4 : 2.1. Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án. Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Việc chuyển vụ án cho Viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định. Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp 1 Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự. 2 Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự. 3 Điều 20 Bộ luật Tố tụng hình sự. 4 Điều 239 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Luật sư TRẦN THANH TIẾN – CÔNG TY LUẬT TNHH NGHINH PHONG – ĐT: 0901.28.28.86 3/13 dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. 2.2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác. Việc giao, gửi hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng được thực hiện theo quy định tại Mục 5.2. dưới đây. Trong trường hợp này, thời hạn truy tố được tính từ ngày Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố nhận được hồ sơ vụ án. 3. GIAO, NHẬN HỒ SƠ VỤ ÁN VÀ BẢN KẾT LUẬN ĐIỀU TRA 3.1. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra 5 a) Khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng (nếu có) thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý như sau: (i) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án. (ii) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can. b) Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được lập biên bản theo quy định 6 và đưa vào hồ sơ vụ án. 3.2. Thực hiện thủ tục giao nhận hồ sơ vụ án kết thúc điều tra và vật chứng 7 a) Điều tra viên, Cán bộ điều tra trực tiếp giao hồ sơ, vật chứng (nếu có) cho Viện kiểm sát cùng cấp. Việc giao nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định tại Mục 3.1. nêu trên. b) Thủ tục giao nhận vật chứng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát được thực hiện như sau: 5 Điều 238 Bộ luật Tố tụng hình sự. 6 Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự. 7 Điều 36 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP.
Luật sư TRẦN THANH TIẾN – CÔNG TY LUẬT TNHH NGHINH PHONG – ĐT: 0901.28.28.86 4/13 (i) Vật chứng đi kèm hồ sơ vụ án là vật chứng được đánh số bút lục đưa vào hồ sơ vụ án và được chuyển giao cùng hồ sơ vụ án. (ii) Đối với vật chứng không đi kèm hồ sơ vụ án thì khi ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vật chứng đến cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp nơi Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chuyển vật chứng của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các thủ tục bàn giao vật chứng cho cơ quan thi hành án dân sự theo quyết định chuyển vật chứng của Viện kiểm sát; sau khi giao nhận vật chứng, Cơ quan điều tra chuyển biên bản giao nhận cùng các tài liệu có liên quan đến việc giao nhận vật chứng cho Viện kiểm sát để đưa vào hồ sơ vụ án. 4. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ 4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố 8 a) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết. c) Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra. d) Quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra. e) Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung. f) Quyết định tách, nhập vụ án; chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. g) Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. h) Quyết định truy tố. i) Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối với bị can. j) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. 8 Điều 236 Bộ luật Tố tụng hình sự.