Nội dung text Giáo án Lịch sử 9 Cánh diều-kì 1.pdf
1 Giáo án Lịch sử 9 Cánh diều tailieugiaovien.edu.vn. Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 BÀI 1: NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 (1 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập. - Trình bày được những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. 2. Năng lực Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. - Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. Năng lực riêng: - Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin Hình 1.1 – 1.4, mục Góc mở rộng để nhận thức về tình hình nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập (1918 – 1922) và những thành tựu, hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1922 – 1945). - Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập; Trình bày được những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
2 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sưu tầm trên sách, báo, internet về thành tựu kinh tế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Đọc và sưu tầm các thông tin, hình ảnh, tư liệu về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1945 để mở rộng và nâng cao nhận thức. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử). - Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945. - Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử). - Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nước Nga và Liên Xô để lật mở mảnh ghép. c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. - GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến thức đã học ở lớp dưới về Chủ đề nước Nga và Liên Xô.
3 - GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép: Mảnh ghép số 1: Đêm 25/10 (7/11 theo dương lịch) năm 1917, một sự kiện vô cùng trọng đại đã diễn ra ở nước Nga là: A. V. I. Lê-nin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. B. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của V. I. Lê-nin, quân cách mạng đã chiếm được Thủ đô Pê-tơ-rô-grat, bao vây Cung điện Mùa Đông. C. Chính phủ lâm thời sụp đổ, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Thủ đô. D. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát- xcơ-va. Mảnh ghép số 2: Năm 1917, sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Nhà nước Liên Xô đồng thời cũng bị phê phán về một số sai lầm trong thời gian cầm quyền là: A. G. Xta-lin. B. L. Tờ-rốt-xkít. C. V.I. Lê-nin. D. Nga hoàng Ni-cô-lai II. Mảnh ghép số 3: Điền vào dấu ba chấm “...” trong đoạn tư liệu dưới đây: “Giống như mặt trời chói lọi, ...........................chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011, tr.387)
4 A. Cách mạng Tháng Mười. B. Cung điện Mùa Đông. C. Đảng Bôn-sê-vích. D. Cách mạng Tháng Hai. Mảnh ghép số 4: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất là cuộc cách mạng? A. Dân chủ tư sản kiểu mới. B. Xã hội chủ nghĩa. C. Tư sản. D. Giải phóng dân tộc. Mảnh ghép số 5: Hình ảnh quốc kì và quốc huy dưới đây nói về: Quốc kỳ (1955–1991) Quốc huy (1956–1991) A. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô). B. Các nước cộng hòa Ngoại Cáp-ca-dơ. C. Nước Nga Xô viết. D. U-crai-na. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập