Nội dung text Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng (1).docx
BÀI 9: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SAU THÁNG 4-1975 ĐẾN NAY. MỘT SỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY (TIẾT 1) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Trình bày được khái quát về bối cảnh, diễn biến chính của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 – 1975 đến những năm 80 của thế kỉ XX); cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông từ sau tháng 4-1975 đến nay. - Nêu được ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay. - Nêu được những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. - Phân tích được giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. 2. Về năng lực * Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vẫn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. *Năng lực riêng: + Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc sưu tầm, khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. + Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc trình bày được những nét khải quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay; nêu được ý nghĩa lịch sử và những bài học cơ bản của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. + Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phân tích được giá trị thực tiễn của
những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay 3. Về phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông ta trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, trân trọng những bài học kinh nghiệm trong lịch sử. - Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm, sẵn sàng góp phần tham gia bảo vệ Tổ quốc khi Tổ quốc cần II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên. - KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Các kênh hình (phóng to). - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh - SGK - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Giúp HS Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập. b) Nội dung: GV: Giao nhiệm vụ cho HS HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV sử dụng phần mở đầu trong SGK và tổ chức trò chơi “Cuộc đua vượt chướng ngại vật". – Thể lệ trò chơi: GV thiết kế trò chơi có 5 ô cửa, mỗi ô cửa sẽ có một câu hỏi được GV gợi ý bằng một hình ảnh hoặc các dạng tư liệu khác mà GV muốn HS tìm hiểu. Nhiệm vụ của HS (làm việc cá nhân) là tìm ra đáp án cho từng ô cửa. GV gọi HS nhanh nhất trả lời
đáp án, mỗi lần đúng được tính một lần tương tác. Nội dung trò chơi: + Ô cửa số 1: GV sưu tầm trên internet về hình ảnh Vương quốc Cam-pu-chia và yêu cầu HS đoán tên quốc gia trong hình. + Ô của số 2: Cho biết vị trí địa lí của toạ độ sau: 8°38′30″B 111°55'55"Đ. + Ô cửa số 3: GV mở cho HS nghe bài hát Có một đoá Hồng Chiêm của nhạc sĩ Phạm Tuyên và yêu cầu HS đoán tên bài hát. + Ô cửa số 4: GV sưu tầm trên internet về hình ảnh ngọn núi Tây Côn Lĩnh (Vị Xuyên, Hà Giang) và đoán tên ngọn núi. + Ô cửa số 5: GV sưu tầm trên internet về hình ảnh “Những người nằm lại phía chân trời" tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà và đoán tên hình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. Hình bên khắc hoạ hình ảnh một chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc năm 1979 ở biên giới phía Bắc. Hình ảnh gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến - nay, cũng như một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay?
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay a. Mục tiêu- - Trình bày được khái quát về bối cảnh của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 – 1975 đến những năm 80 của thế kỉ XX); cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông từ sau tháng 4-1975 đến nay. b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d. Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Lớp chia thành 4 nhóm: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay 1. Bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay Trong nước - Thuận lợi: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất